Danh Sách Các Kỹ Năng Dành Cho Vị Trí Nhân Viên Kinh Doanh

Phát triển một doanh nghiệp nhỏ thành một doanh nghiệp thành công đòi hỏi tốn rất nhiều thời gian và công sức. Hơn một nửa số doanh nghiệp mới thất bại chủ yếu bởi vì đội ngũ nhân viên kinh doanh của họ không thể chuyển niềm đam mê của chính mình thành các kỹ năng kinh doanh thực tế.

Để thành công với vai trò nhân viên kinh doanh, đòi hỏi nhiều trải nghiệm công việc chuyên nghiệp, khả năng chịu áp lực cao và trình độ chuyên môn trong lĩnh vực của bạn. Vì vậy, bạn cần phải hiểu nắm rõ một số các kỹ năng kinh doanh cơ bản.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải biết kỹ năng nào bạn đang có và những kỹ năng mà bạn sẽ phải học để tiết kiệm thời gian và tiền bạc của bản thân. Bạn có thể tự học những kỹ năng này trong một khoảng thời gian, hoặc bạn có thể tham gia các khóa học của các chuyên gia ở lĩnh vực cụ thể mà bạn đang theo đuổi hoặc bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các cố vấn kinh doanh chuyên nghiệp.

Dưới đây là những kỹ năng mềm cần thiết dành cho vị trí nhân viên kinh doanh mà bạn sẽ cần phải tìm hiểu hoặc tiếp thu chúng nhằm giúp bạn thành công trong môi trường kinh doanh của mình:

  • Kỹ năng ủy quyền – kỹ năng này liên quan đến việc giao và phân công trách nhiệm cho người khác để hoàn thành các nhiệm vụ công việc. Người sở hữu kỹ năng này là người biết cách cân bằng chính xác giữa các biện pháp kiểm soát hiệu quả và cho phép mọi người hoàn thành công việc của họ một cách tốt nhất.
  • Kỹ năng giao tiếp – Giao tiếp là một phần quan trọng trong cuộc sống và là một trong những yếu tố được các đơn vị doanh nghiệp chú ý đến. Khi sở hữu được nó, hầu như tất cả mọi thứ mà bạn làm đều hoàn toàn được cải thiện. Để có hiệu quả trong kinh doanh, bạn phải giao tiếp tốt.
  • Kỹ năng đàm phán – đây chính là một kỹ năng có thể học được thông qua kinh nghiệm thực tiễn. Những người thường thương lượng và đàm phán chắc chắn sẽ có kinh nghiệm nhiều hơn những người chưa từng tham gia bất kỳ một cuộc đàm phán chính thức/ không chính thức. Những người có kinh nghiệm sẽ hiểu những điều gì mình nên thương lượng và những điều gì không nên để có được kết quả thuận lợi nhất có thể cho doanh nghiệp của mình.
  • Lập kế hoạch chiến lược – Kỹ năng này được xem là một yếu tố kinh doanh rất quan trọng. Lập kế hoạch chiến lược là một quá trình xác định chiến lược hoặc hướng đi của doanh nghiệp và đưa ra quyết định về việc phân bổ nguồn lực vốn và nhân lực. Điều quan trọng là biết cách dự đoán thành công tương lai của doanh nghiệp, trong khuôn khổ từ ba đến năm năm trở lên, được hỗ trợ bởi kế hoạch kinh doanh được xác định rõ ràng.
  • Kỹ năng bán hàng và tiếp thị – Thiết lập các phương pháp và chính sách bán hàng và tiếp thị thành công – từ việc định giá và quảng cáo đến kỹ thuật bán hàng – là điều cần thiết trong việc phát triển doanh nghiệp của bạn. Khả năng phân tích sự cạnh tranh, thị trường và xu hướng của ngành là rất quan trọng đối với sự phát triển của chiến lược tiếp thị. Điều quan trọng hơn thế nữa là phải biết cách tạo ra và truyền đạt thông điệp hấp dẫn đến đúng đối tượng, đờng thời xây dựng các luồng doanh thu sinh lời.