Ngành quản trị kinh doanh là gì? Đặc điểm của ngành quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh là ngành quan trọng của một doanh nghiệp cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Bất cứ ai muốn tham gia vào hoạt động kinh tế cũng cần nắm được các thông tin liên quan đến quản trị kinh doanh. Vậy ngành quản trị kinh doanh là gì? Ngành quản trị kinh doanh có đặc điểm như thế nào?.

Ngành quản trị kinh doanh là gì?

Ngành quản trị kinh doanh ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu phức tạp của hoạt động kinh doanh trong một doanh nghiệp, công ty. Đó là một quá trình phức hợp nhiều mảnh ghép khác nhau bao gồm toàn bộ các quá trình kinh doanh làm sao để có thể tiết kiệm chi phí một cách tối ưu nhất và đem về nguồn lợi nhuận cao nhất. Quá trình kinh doanh này bị chi phối bởi nhiều quy luật kinh tế khác nhau trên thị trường, bởi việc quản trị và những chiến lược được đưa ra.

Đối với nền kinh tế thế giới hiện nay, mặc dù ngành quản trị kinh doanh đã xuất hiện từ lâu, thế nhưng đó vẫn là ngành truyền thống và không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào.

Đặc điểm ngành quản trị kinh doanh

Ngành quản trị kinh doanh ra đời nhằm đảm bảo đạt được mục đích cuối cùng chính là tạo ra nguồn lợi nhuận, giúp doanh nghiệp phát triển cũng như mang lại nhiều giá trị cho xã hội.

Ngành quản trị kinh doanh không tham gia vào toàn bộ các quá trình quản trị của doanh nghiệp mà chỉ hướng đến mục tiêu duy nhất là hoạt động kinh doanh, làm sao để duy trì và phát triển một cách tốt nhất.

Hoạt động quản trị kinh doanh thực hiện nhiệm vụ chính là đưa ra các chiến lược, chiến thuật cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài ra là kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện những chiến lược, chiến thuật đó nhằm đưa doanh nghiệp phát triển trong tương lai và không đi đến phá sản.

Yêu cầu dành cho những ai muốn đi theo ngành quản trị kinh doanh

Để có thể làm việc tốt trong ngành quản trị kinh doanh, bạn phải là người có năng lực phán đoán tốt, nhạy bén, năng động trong việc nắm bắt thị trường để có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Ngoài ra, bạn cũng phải có khả năng chịu được áp lực cao cùng sự cạnh tranh lớn để hoàn thành những yêu cầu mà doanh nghiệp đưa ra.

Và điều không thể thiếu đối với người theo ngành quản trị kinh doanh chính là khả năng giao tiếp, thuyết phục làm sao để ban lãnh đạo chấp nhận những ý kiến bạn đưa ra cùng với đó là thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp bạn, mang về doanh thu và lợi nhuận.

Bởi vì nếu quá trình kinh doanh của công ty không diễn ra thuận lợi, sản phẩm công ty làm ra không được phân phối trên thị trường sẽ dẫn đến quá trình sản xuất bị ngưng trệ, khiến toàn bộ công ty bị ảnh hưởng. Đó là một trong những áp lực rất lớn của ngành quản trị kinh doanh.

Tuy nhiên, khi bạn vượt qua được những thách thức đó, năng lực của bạn tất nhiên sẽ được công ty công nhận. Ngoài ra, việc đạt được những chỉ tiêu đề ra, bạn sẽ thu về cho mình lẫn công ty nguồn thu nhập rất lớn. Và một yếu tố nữa chính là bạn sẽ được đề cử cho những vị trí cao hơn, xứng đáng hơn với thành tích, năng lực của bạn.

Nếu bạn là một sinh viên vừa ra trường, bạn có thể lựa chọn cho mình vị trí là một nhân viên kinh doanh để bắt đầu. Khi cố gắng thực hiện những yêu cầu của công việc, doanh nghiệp đề ra, bạn sẽ tự học hỏi, đúc rút những kinh nghiệm thực tiễn để hoàn thiện năng lực, kỹ năng của mình, là nền tảng cơ bản cho sự phát triển trong tương lai.

Ngành quản trị kinh doanh là một ngành không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Chính vì thế, việc nắm rõ ngành quản trị kinh doanh là gì sẽ giúp bạn có được cái nhìn cơ bản về ngành này, giúp đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất cho quá trình chọn ngành, chọn nghề trong tương lai.

Trên đây là những thông tin về ngành quản trị kinh doanh mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn đọc. Mong rằng bạn tìm được những kiến thức bổ ích đáp ứng được nhu cầu của bản thân.

Học quản trị kinh doanh ra trường làm gì?

Nhắc đến lĩnh vực kinh tế, chúng ta không thể không nhắc đến ngành quản trị kinh doanh, nó đã trở thành một ngành truyền thống và phổ biến trên thế giới. Đối với các bạn học sinh, sinh viên khi lựa chọn ngành học này đều mong muốn bản thân sẽ tìm được một công việc phù hợp cho mình trong tương lai. Thế nhưng, không nhiều người thực sự biết được học quản trị kinh doanh ra trường làm gì là phù hợp.

Nếu bạn cũng đang phân vân điều đó thì có thể tham khảo bài viết dưới đây, hy vọng sẽ cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích.

Quản trị kinh doanh học những gì?

Đúng như tên gọi của mình, quản trị kinh doanh với mục đích đào tạo nên đội ngũ quản lý cho doanh nghiệp, với nội dung là những kiến thức cơ bản, bao quát toàn bộ các lĩnh vực kinh tế. Giúp sinh viên nắm được cách đưa ra các chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing cho doanh nghiệp. Với mục đích cuối cùng là bán sản phẩm, mang lại lợi nhuận.

Bên cạnh việc xây dựng kiến thức, quá trình học sẽ giúp sinh viên trau dồi các kỹ năng cần thiết cho quá trình làm việc như kỹ năng hệ thống chiến lược, kỹ năng phân tích, định hướng thị trường cùng các kỹ năng mềm khác.

Sinh viên ngành quản trị kinh doanh sẽ được cung cấp một lượng lớn kiến thức tổng quát của khối ngành kinh tế, đây được xem là lợi thế và cũng là khó khăn cho các bạn. Lợi thế khi bạn nắm được hầu hết các kiến thức khác nhau của các ngành kinh tế; và khó khăn khi những kiến thức đó không được đào tạo một cách chuyên sâu mà chỉ là những kiến thức căn bản nhất. Nếu không có một định hướng công việc cụ thể mà bản thân theo đuổi, bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.

Học quản trị kinh doanh ra trường làm gì?

Như đề cập ở trên, xác định công việc bạn muốn theo đuổi trong tương lai sẽ giúp bạn có những định hướng cụ thể hơn cho quá trình học của mình. Tuy nhiên, những ngành nghề, công việc nào là phù hợp cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh?

Có nhiều vị trí, công việc khác nhau trong một doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn cho tương lai của mình. Những lĩnh vực cụ thể như tài chính, marketing, kinh doanh,… đều có những cấp bậc khác nhau từ giám đốc, trưởng phòng, trưởng nhóm đến nhân viên. Bạn cần định hướng cụ thể cho mình ngay khi còn trên ghế nhà trường.

Nói đến đây, chắc hẳn bạn muốn biết những vị trí cụ thể mà bạn có thể lựa chọn sau khi ra trường là gì? Sinh viên ngành quản trị kinh doanh được đào tạo tổng hợp các kiến thức liên quan đến khối ngành kinh tế, chính vì thế sự lựa chọn dành cho bạn cũng rất đa dạng.

Khi vừa ra trường, rất khó để được nhận vào những vị trí “quản lý” của một bộ phận, tuy nhiên, bạn có thể ứng tuyển với vị trí nhân viên. Ở vị trí này, bạn sẽ học được những kiến thức, kinh nghiệm thực tế. Sau một thời gian tích lũy cùng những đóng góp cho doanh nghiệp, bạn sẽ có được cơ hội được đề bạt lên những vị trí cao hơn hoặc tự mình ứng tuyển lên vị trí mà bản thân cho là phù hợp.

Một số vị trí mà sinh viên ngành quản trị kinh doanh thường ứng tuyển sau khi ra trường hiện nay như:

– Chuyên viên phòng hành chính – nhân sự; chuyên viên kinh doanh; nhân viên phòng marketing tại các doanh nghiệp, công ty ở trong và ngoài nước.

– Chuyên viên phòng xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường.

– Chuyên viên các phòng ban, cơ quan thuộc khối ngành kinh tế của Nhà nước như Kế hoạch đầu tư, Thanh tra,…

– Hoặc lựa chọn phương án học cao học và làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.

Xác định đúng mục tiêu cho câu hỏi học quản trị kinh doanh ra trường làm gì sẽ giúp quá trình học của bản thân được đi đúng hướng hơn, từ đó rút ngắn được thời gian cho việc thực hiện mục tiêu đó. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn công việc phù hợp với niềm đam mê, năng lực cụ thể của bản thân nhằm mang đến sự phát triển trong tương lai.

Nếu bạn vẫn chưa biết bản thân thực sự đam mê, phù hợp với lĩnh vực nào thì quản trị kinh doanh cũng là lựa chọn không tồi. Bởi vì trong quá trình học, bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều lĩnh vực khác nhau và từ đó tìm được đam mê thực sự của mình.

Hy vọng bài viết này đã phần nào giải đáp được những thắc mắc của bạn liên quan đến ngành quản trị kinh doanh. Từ đó có được sự lựa chọn đúng đắn nhất.

Nên kinh doanh gì hiện nay mang đến hiệu quả

Hiện nay, kinh doanh là một trong những lĩnh vực được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn. Bởi vì nó mang đến cơ hội thành công với nguồn thu nhập lớn. Thế nhưng, nên kinh doanh gì hiện nay mang đến hiệu quả vẫn là câu hỏi của nhiều người.

Việc tìm ra một ý tưởng kinh doanh hay ho, đáp ứng được những nhu cầu của thị trường là điều tiên quyết giúp bạn thành công khi khởi nghiệp. Để có được ý tưởng phù hợp, bạn nên tham khảo các mô hình kinh doanh thành công hiện nay không những ở trong nước mà còn ở trên thế giới. Sau đó tìm hiểu nhu cầu thị trường thực tế tại nơi bạn đang có ý định kinh doanh và đưa ra sự quyết định phù hợp nhất.

Nếu bạn đang muốn khởi nghiệp nhưng lại phân vân không biết nên kinh doanh gì hiện nay. Vậy thì hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây nhé:

  1. Kinh doanh thực phẩm sạch

Kinh doanh thực phẩm sạch không còn là điều gì quá xa lạ hiện nay. Tuy nhiên, nó vẫn là thu cầu thiết thực của mọi người, mọi gia đình. Như bạn đã biết, vấn đề thực phẩm bẩn, ô nhiễm tại nước ta đang ở mức báo động, nhiều nhà cung cấp, hộ kinh doanh sẵn sàng đưa ra thị trường những thực phẩm không đảm bảo an toàn chất lượng, vệ sinh, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.

Chính vì thế, một cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch, đảm bảo rõ nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm thì chắc chắn bạn sẽ nhận được sự ủng hộ từ khách hàng.

Bạn có thể liên kết với các hộ gia đình chăn nuôi, trồng trọt đảm bảo quy trình để thu mua các sản phẩm cần thiết cho cửa hàng của mình. Nếu làm tốt khâu tìm, thu mua nguyên liệu sạch, bạn đã có trong tay 50% cơ hội thành công.

  • Kinh doanh quần áo lót nam

Nhu cầu mua sắm hiện nay đã không chỉ dừng lại ở nữ giới mà nam giới cũng có nhu cầu rất lớn. Một trong những nhu cầu thiết thực nhưng vẫn chưa phổ biến chính là kinh doanh quần áo lót nam. Đây là một trong những mặt hàng quan trọng, được tìm kiếm rất nhiều. Nếu lựa chọn kinh doanh, bạn đã đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường.

Ngoài các mặt hàng quần áo lót nam, bạn có thể bổ sung thêm các mặt hàng về đồ ngủ, đồ ở nhà cho nam giới để tăng thêm sự phong phú, đa dạng cho cửa hàng của mình. Từ đó sẽ giúp cửa hàng tăng thêm doanh thu một cách hiệu quả. Để làm được điều này, bạn cần đảm bảo các sản phẩm của mình phải đáp ứng được cả 2 tiêu chí là chất lượng và thời trang. Đây là những yếu tố sẽ giúp tạo sự khác biệt trong kinh doanh giúp bạn đứng vững trên thị trường, thu hút sự lựa chọn của khách hàng.

  • Mở cửa hàng giặt ủi

Cuộc sống tất bật hiện nay khiến các gia đình không còn quá nhiều thời gian để làm các công việc nhà. Một trong những công việc ngốn thời gian nhất chính là giặt ủi quần áo. Mặc dù chúng ta có sự giúp đỡ của máy giặt, thế nhưng, nhiều gia đình vẫn lựa chọn sử dụng các dịch vụ giặt ủi.

Sự tiện lợi, nhanh chóng mà những cửa hàng giặt ủi mang lại khiến đây là một trong những lĩnh vực kinh doanh mang đến hiệu quả. Khi kinh doanh giặt ủi, bạn có thể đưa ra dịch vụ nhận và giao tận nhà, đó sẽ là điểm nổi bật, thu hút khách hàng bởi vì đáp ứng được tối đa yêu cầu của họ. Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết nên kinh doanh gì thì đây là một gợi ý không tồi.

  • Kinh doanh mỹ phẩm

Kinh doanh mỹ phẩm đã xuất hiện từ rất lâu và đến bây giờ vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt. Bởi vì nhu cầu mua sắm mỹ phẩm ngày càng tăng cao, không những chỉ xuất hiện ở nữ giới mà ngày nay, nam giới cũng có những nhu cầu này.

Nếu bạn lựa chọn được nguồn cung cấp hàng chính hãng, kết hợp cùng kế hoạch quảng bá, marketing phù hợp với đối tượng khách hàng mà mình nhắm đến, chắc chắn bạn sẽ thành công với ý tưởng kinh doanh này.

Với những ý tưởng trên đây hy vọng đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Nên kinh doanh gì hiện nay”. Khi bạn đã tìm được cho mình một ý tưởng phù hợp, bạn hãy lên cho mình một ý tưởng kinh doanh thật chi tiết, để có thể đánh giá được tổng quát chi phí mình cần bỏ ra cũng như giúp quá trình chuẩn bị và đưa vào kinh doanh được thuận lợi hơn. Chúc bạn thành công. 

Chuyên viên kinh doanh là gì? Những yêu cầu của một chuyên viên kinh doanh

Chuyên viên kinh doanh thành đạt là niềm mơ ước của rất nhiều bạn sinh viên ngành kinh tế. Tuy nhiên, đây là vị trí có nhiều yêu cầu cả về kiến thức lẫn kỹ năng làm việc. Nếu bạn muốn trở thành một chuyên viên kinh doanh, hãy tham khảo bài viết dưới đây để có định hướng đúng đắn cho bản thân mình nhé.

Chuyên viên kinh doanh là gì?

Đây hẳn là câu hỏi đầu tiên mà các bạn muốn biết khi nghiên cứu về vị trí chuyên viên kinh doanh. Đó là một vị trí quan trọng trong việc duy trì, phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản, chuyên viên kinh doanh chỉ những người quản lý trong các bộ phận kinh doanh, đề ra các chiến lược, khai phá, tiếp cận thị trường, với mục đích bán nhiều nhất các sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh, mang về lợi nhuận và duy trì hoạt động cho doanh nghiệp đó.

Sales Supervisor hay Sales Executive là những thuật ngữ tiếng Anh chuyên dùng để nói về những người ở vị trí chuyên viên kinh doanh.

Khi bạn đảm nhiệm vị trí chuyên viên kinh doanh, bạn sẽ phải đối mặt với những áp lực rất lớn. Đó là áp lực doanh số bán hàng mà doanh nghiệp đưa ra đồng thời là những áp lực cạnh tranh từ các đối thủ trên thị trường. Đòi hỏi bạn phải tự xây dựng được cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm tốt công việc của mình.

Những yêu cầu của một chuyên viên kinh doanh

Bất cứ ngành nghề nào cũng có những yêu cầu khác nhau nhằm phục vụ cho công việc một cách hiệu quả nhất. Với đặc thù phải đưa ra các chiến lược phát triển, kinh doanh, giới thiệu và thuyết phục khách hàng, chuyên viên kinh doanh cũng cần phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản để có thể làm tốt và thành công với công việc này.

Vậy những yêu cầu của chuyên viên kinh doanh là gì? Cùng tìm hiểu nhé:

  1. Kỹ năng giao tiếp tốt

Yêu cầu đầu tiên bắt buộc phải có chính là kỹ năng giao tiếp. Một chuyên viên kinh doanh giỏi là người có kỹ năng giao tiếp tốt. Bởi vì bạn phải tiếp xúc, trao đổi và thuyết phục khách hàng lựa chọn, sử dụng sản phẩm của mình. Nếu quá trình giao tiếp tốt, bạn đã đạt đến 80% thành công yêu cầu. Có nhiều hình thức giao tiếp khác nhau bạn cần trau dồi thường xuyên như gặp mặt trực tiếp, nói chuyện qua điện thoại, email, tin nhắn,…

  • Sự nhạy bén, linh hoạt trong công việc

Mỗi khách hàng là một đặc điểm, mục đích và nhu cầu sử dụng khác nhau. Bạn không thể cứng nhắc khi giới thiệu sản phẩm của mình mà cần có sự nhạy bén, linh hoạt nắm bắt được những thông tin cơ bản của khách hàng, họ đang cần gì, mong muốn có được sản phẩm như thế nào và từ đó đưa ra lời giới thiệu phù hợp. Cho khách hàng thấy được rằng, sản phẩm của bạn không những đáp ứng được nhu cầu của họ mà còn có ưu điểm vượt trội hơn những sản phẩm khác trên thị trường.

Với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, khách hàng có rất nhiều lựa chọn khác nhau có thể đáp ứng được nhu cầu của họ. Chính sự nhạy bén và linh hoạt này sẽ giúp bạn thành công.

  • Kiến thức sâu rộng

Để thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm mà bạn cung cấp, bạn cần tạo được niềm tin cho khách hàng. Và đương nhiên, để làm được điều đó cần thông qua giao tiếp. Bạn cần là người có am hiểu kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau cả về kinh tế lẫn đời sống xã hội để nói chuyện, tư vấn một cách thuyết phục nhất đến khách hàng của bạn. Bởi vì khách hàng không chỉ là một người, và mỗi người lại có những mối quan tâm khác nhau.

  • Bản lĩnh cùng sự quyết tâm cao

Chuyên viên kinh doanh là người phải chịu những áp lực doanh số từ doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh lẫn khách hàng của mình. Và để đạt được doanh số đề ra, bạn phải tiếp cận được càng nhiều khách hàng càng tốt. Thế nhưng, thực tế lại không dễ dàng như vậy. Khi làm công việc này, bạn sẽ nhận được những lời từ chối nhiều hơn là những cái gật đầu đồng ý. Nếu khách hàng chịu lắng nghe bạn nói, đó đã là một thành công. Còn nếu không, cũng đừng vì thế mà nản lòng, nhiều người đi trước bạn đã làm được thì chỉ cần có đủ bản lĩnh, sự quyết tâm, chắc chắn bạn cũng sẽ làm được.

  • Ngoại hình chỉnh chu cùng thái độ thân thiện

Cái nhìn đầu tiên rất quan trọng giúp bạn nhận được thiện cảm từ khách hàng. Điều này đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị chu đáo, chỉn chu cho ngoại hình của mình, đồng thời tiếp cận khách hàng tiềm năng với một thái độ thân thiện, cởi mở, họ sẽ thấy được sự chuyên nghiệp, tự tin đến từ bạn. Đó là bước khởi đầu tốt cũng như giúp bạn thuận lợi hơn cho quá trình thuyết phục khách hàng đồng ý mua hoặc hợp tác về sau.

Ngoài những yêu cầu cơ bản trên, một chuyên viên kinh doanh với khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ khác là một lợi thế. Bên cạnh đó là những yêu cầu về các kỹ năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng, kỹ năng làm việc nhóm,…

Mặc dù chuyên viên kinh doanh phải đối mặt với rất nhiều thách thức, áp lực từ công việc. Tuy nhiên, một khi trở thành chuyên viên kinh doanh giỏi, bạn không những có được nguồn thu nhập lớn mà còn đạt được những mục tiêu nghề nghiệp mà mình hướng đến, với những vị trí cao hơn trong doanh nghiệp.

Nắm được những yêu cầu của chuyên viên kinh doanh là gì sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất cho công việc mà mình yêu thích. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết đến bạn.

Đọc tiếp Nên kinh doanh gì hiệu quả.