NPV Là Gì? Công Thức Và Ưu – Nhược Điểm Của NPV

Nhà đầu tư để đánh giá một dự án thông qua phân bổ nguồn vốn có phương pháp dùng chỉ số NPV để xem tính khả thi của dự án. Vậy NPV là gì, công thức tính NPV và ưu điểm, nhược điểm khi sử dụng NPV như thế nào. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn trả lời những câu hỏi trên.

  1. Khái niệm

NPV là từ viết tắt của cụm từ Net Present Value được dịch sang tiếng việt là “giá trị hiện tại ròng”. Tất cả dự án đầu tư đều có dòng tiền vào, dòng tiền ra và một khoản tiền luôn sẵn sàng để thực hiện dự án đầu tư mong muốn đem lại lợi nhuận. Để dự đoán khoảng đầu tư có đem lại lợi nhuận không thì nhà đầu tư phải tổng hợp toàn bộ dòng tiền. Nhưng ứng với từng khoảng thời gian khác nhau, mỗi dòng tiền sẽ có giá trị nhất định theo thời điểm đó. Nên để tổng hợp được dòng tiền vào và ra của dự án đầu tư, thì cần chiết khấu mỗi dòng tiền về tại một thời điểm nhất định. NPV là giá trị chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra dự kiến, được chiết khấu cho đến hiện tại. NPV dùng trong việc lập các kế hoạch đầu tư và lập ngân sách vốn để có thể phân tích mang lại lợi nhuận của khoản đầu tư.

  • Công thức tính NPV

Trong đó:

  • r là tỷ lệ chiết khấu.
  • t là thời gian tính dòng tiền.
  • Ct là dòng tiền thuần tại thời gian t.
  • n là toàn bộ thời gian thực hiện dự án.
  • C0 là chi phí vốn ban đầu để bắt đầu thực hiện dự án.
  • Ý nghĩa của chỉ tiêu NPV

Chỉ số NPV có giá trị dương hoặc âm được dùng để đánh giá một dự án về khả năng tạo ra lợi nhuận rằng dự án có tiềm năng hay lỗ ròng:

Khi chỉ số NPV có giá trị dương cho thấy khoản đầu tư hay lợi nhuận dự kiến của dự án đem lại cao hơn chi phí dự kiến.

Khi chỉ số NPV có giá trị âm thì khoản đầu tư, dự án được đánh giá có tỷ lệ chiết khấu lớn hơn lợi nhuận kỳ vọng của dự án mà khoản đầu tư đó đem lại. Nhưng không phải dự án nào cũng lỗ mà có khả năng tạo thu nhập ròng. Ngoài ra, khi tỷ lệ chiết khấu cao hơn tỷ suất lợi nhuận nên dự án được xem là không đem lại giá trị.

Khi chỉ số NPV có giá trị bằng 0 thì dự án hay khoảng đầu tư đó không có lợi nhuân cũng không gây lỗ được đánh giá là hòa vốn.

Đánh giá qua chỉ số NPV nhà đầu tư thường lựa chọn thực hiện khoảng đầu tư có NPV > 0 (dương), ngược lại nên bỏ qua không đầu tư vào khoảng đầu tư có NPV < 0 (âm) vì nó không đem lại giá trị. Để lựa chọn được lựa chọn đầu tư tối ưu có lợi nhuận nhà đầu tư nên chọn phương án có NPV cao nhất không âm.

  • Ưu điểm và nhược điểm của NPV.

Ưu điểm: Nhà đầu tư dễ dàng so sánh đánh giá dự án qua chỉ số NPV, so sánh được tính khả thi của từng dự án, nhà đầu tư có thể lựa chọn dự án có NPV cao nhất không âm sẽ đem lại nhiều lợi nhuận nhất, nếu không có dự án NPV dương thì không nên đầu tư. Còn được dùng để xét độ hấp dẫn của một dự án tiềm năng, xác định được lãi và lỗ của dự án dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư. Ngoài ra, tỷ số chiết khấu có thể thay đổi để đánh giá những rủi ro.

Nhược điểm: Tuy nhiên tồn tại ở chỉ số NPV là khó cập nhật chính xác hoàn toàn quy mô dòng tiền, tỷ lệ chiết khấu, thường những điều này rất khó xác định. NPV không chứa chi phí cơ hội nên chỉ sử dụng để so sánh các dự án khi cùng một thời điểm. Ngoài ra, khi đánh giá qua chỉ số NPV không cung cấp được tổng thể rủi ro, lợi ích mà dự án đó được thực hiện. NPV không tính đến một yếu tố quan trọng là quy mô dự án nên thiếu sự cân bằng giữa tài sản được tạo ra trên mỗi đơn vị đầu tư.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn NPV là gì, công thức tính NPV và ưu, nhược điểm của NPV. Tuy nhiên khi dùng chỉ số NPV để đánh giá một dự án bạn nên chú ý những hạn chế trên và nên kết hợp cùng với một số phương pháp khác để hiệu quả hơn.

Accumulated Depreciation Là Gì? Ý Nghĩa Phương Pháp Tính Accumulated Depreciation

Thuật ngữ accumulated depreciation nghe có vẻ xa lạ với chúng ta, tuy nhiên nghĩa tiếng Việt của nó lại rất quen thuộc, đặc biệt là trong lĩnh vực kế toán, đó là khấu hao lũy kế. Việc tính toán giá trị khấu hao lũy kế này rất quan trọng cho tình hình tài chính của công ty. Vậy thực chất accumulated depreciation là gì? Và phương pháp tính accumulated depreciation là gì? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé!

  1. Khái niệm

Accumulated depreciation có nghĩa tiếng Việt là khấu hao lũy kế hoặc khấu hao tích lũy.

Như đã biết, lũy kế là số liệu tổng hợp trước đó được cộng dồn vào quá trình hạch toán tiếp theo. Khấu hao là giá trị hao mòn của tài sản cố định sau một khoảng thời gian dài sử dụng. Khấu hao lũy kế là tổng các giá trị khấu hao của tài sản tại một thời điểm. Chi phí khấu hao lũy kế tại kỳ một kỳ là tổng chi phí khấu hao trong kỳ với giá trị khấu hao lũy kế kỳ trước đó. Do đó vào thời điểm cuối vòng đời thực hiện của dự án, thì tổng giá trị sổ sách của tài sản cũng chính bằng với mức giá trị còn lại của tài sản.

Ví dụ: công ty mua dây chuyền sản xuất với giá 10 tỷ, giá trị khấu hao năm đầu tiên của dây chuyền là 1 tỷ, năm thứ hai là 3 tỷ, vì thế tổng khấu hao lũy kế của dây chuyền sản xuất tại năm thứ hai là 4 tỷ.

  • Phân loại accumulated depreciation

Khấu hao lũy kế tài sản cố định hữu hình: là chi phí mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra để trích khấu hao qua từng năm tùy thuộc vào tuổi thọ sử dụng tương ứng với nguyên giá của tài sản cố định đó. Tài sản cố định hữu hình có hình thái vật chất rõ ràng, sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ máy móc, nhà cửa, trang thiết bị,…

Khấu hao lũy kế tài sản cố định vô hình: Tài sản cố định vô hình không có hình thái vật chất, có thể là quyền sử dụng đất, quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, dây chuyền sản xuất,… Giá trị khấu hao tài sản cố định vô hình là khoản chi phí hao mòn của tài sản vô hình đó khi doanh nghiệp bắt đầu sử dụng. Ví dụ chi phí khấu hao của bằng sáng chế sẽ được tính dựa trên lợi nhuận/lợi ích mà một doanh nghiệp thu về từ tài sản đó.

  • Phương pháp tính accumulated depreciation

Có nhiều phương pháp khác nhau để xác định mức khấu hao lũy kế tài sản cho doanh nghiệp, tuy nhiên có hai phương pháp tính được nhiều doanh nghiệp sử dụng là phương pháp khấu hao theo đường thẳng và phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần.

Phương pháp khấu hao theo đường thẳng: Đây là phương thức cơ bản được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất hiện nay, công thức như sau:

Chi phí khấu hao trung bình hàng năm = Nguyên giá của tài sản cố định : Thời gian sử dụng

Ví dụ: Máy móc doanh nghiệp đang sử dụng có giá trị là 12 tỷ đồng, có thời gian sử dụng là 6 năm, khấu hao hết giá trị trong thời gian sử dụng. Theo phương pháp khấu hao đường thẳng thì giá trị khấu hao theo từng năm sẽ bằng nhau và bằng 200 triệu đồng/ năm. Do đó, khấu hao tích lũy năm thứ nhất là 200 triệu, năm thứ hai là 400 triệu,…

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:

Mức trích khấu hao hằng năm = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo đường thẳng (%) = (1/Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định) x 100

Hệ số điều chỉnh được quy định như sau: t<= 4 năm, Hệ số điều chỉnh = 1.5; 4 năm < t<=6, Hệ số điều chỉnh = 2; t>6 năm, Hệ số điều chỉnh = 2.5.

Bài viết đã chia sẻ những kiến thức về chủ đề accumulated depreciation là gì? Mong rằng qua những thông tin này có thể giúp bạn hiểu biết hơn về khấu hao lũy kế, thành thạo hơn trong việc tính toán khấu hao hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh.

Retained Earnings Là Gì? Phân Biệt Distributed Earnings và Retained Earnings

Doanh nghiệp hoạt động đầu tư kinh doanh chắc hẳn không xa lạ với khái niệm Distributed Earnings và Retained Earnings. Bạn biết gì về Retained Earnings (lợi nhuận giữ lại) của doanh nghiệp. Dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi Retained Earnings là gì, công thức tính Retained Earnings và phân biệt được Distributed Earnings và Retained Earnings.

  1. Khái niệm.

Retained Earnings hay còn gọi là lợi nhuận giữ lại là khoản thu nhập, lợi nhuận ròng đã trả thuế và phân chia cổ tức trả cho các cổ đông trong doanh nghiệp cùng với hoàn thành nhiệm vụ đóng thuế. Đây được hiểu như là khoản lợi nhuận sau cùng của một doanh nghiệp nếu dương thì doanh nghiệp hoạt động tốt có lãi, âm thì doanh nghiệp bị lỗ.

Retained Earnings được doanh nghiệp giữ lại có thể dùng với mục đích đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh giúp phát triển hơn. Khoản tiền này có vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển, giá trị tăng lên, thúc đẩy giá cổ phiếu của doanh nghiệp tăng lên. Ngoài ra, doanh nghiệp có lợi nhuận ròng thấp, thì có thể đem lại Retained Earnings có giá trị âm, phản ánh được doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả và cần cải thiện.

  • Công thức tính Retained Earnings

Retained Earnings (lợi nhuận giữ lại) = Retained Earnings ban đầu (phần giữ lại từ các năm trước) + Thu nhập ròng (hoặc lỗ ròng) – cổ tức

Doanh nghiệp phân chia cổ tức chi trả cho cổ đông có thể bằng tiền mặt hay cổ phiếu. Khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không tốt dẫn đến lỗ nếu khoản lỗ lớn hơn khoản lợi nhuận giữ lại ban đầu thì dẫn đến lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp là số âm. Ngoài ra chỉ số Retained Earnings là số càng lớn thì doanh nghiệp được đánh giá cao về hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

  • Phân biệt Distributed Earnings và Retained Earnings.

Hình thức: Distributed Earnings (lợi nhuận chưa phân phối) là lợi nhuận sau thuế nhưng chưa phân chia cho chủ sở hữu, cổ đông, trích các quỹ còn Retained Earnings thì đã phân chia cổ tức chi trả cho cổ đông.

Mục đích sử dụng: Retained Earnings dùng để đầu tư vào tài sản cố định, mở rộng kinh doanh còn Distributed Earnings thì để đánh giá hiệu quả kinh doanh mang lại lợi nhuận lãi hay lỗ sau khi trả thuế thu nhập doanh nghiệp và hoạt động chia lợi nhuận hay xử lý trường hợp khi lỗ của doanh nghiệp.

Ý nghĩa: Retained Earnings là chỉ số phản ánh hoạt động kinh doanh theo thời kỳ quý hoặc năm của doanh nghiệp. Distributed Earnings là chỉ tiêu phản ánh kỳ báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

  • Lợi ích của Retained Earnings

Retained Earnings đem lại nhiều lợi ích quan trọng và thiết thực liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nên dưới đây là những lợi ích của doanh nghiệp từ lợi nhuận giữ lại:

Giữ lại lợi nhuận các doanh nghiệp có khoản tiền đáp ứng được các hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp đảm bảo phát triển ổn định.

Doanh nghiệp có khoản tiền để kịp phản ứng, đối phó lại các tình huống bất ngờ, những vấn đề bất trắc không dự đoán được, giúp phòng ngừa được các rủi ro và hạn chế phải đi vay vốn gấp tránh được việc trả lãi.

Đây là khoản tiền mặt nên doanh nghiệp có tính thanh khoản cao, giúp tận dụng dễ dàng nắm bắt được các cơ hội đầu tư, do đầu tư đòi hỏi đúng thời điểm. Do đó, có một khoản tiền sẵn sàng là điều quan trọng cho hoạt động đầu tư.

Các doanh nghiệp có được khoản Retained Earnings cao và ổn định thì phần cổ tức có xu hướng giảm, các cổ đông sẽ có thể tiếm kiệm được phần chi phí mà phải chi để nộp thuế trên cổ tức.

Lợi nhuận giữ lại dược đánh giá là nội lực của doanh nghiệp giúp mang lại sự sống riêng, tài sản riêng, đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển lớn mạnh.

Các thông tin trên đã giải thích cho bạn biết Retained Earnings là gì, cách tính Retained Earnings của doanh nghiệp, lợi ích của Retained Earnings và phân biệt được Distributed Earnings và Retained Earnings. Hy vọng những thông tin này bổ sung kiến thức, hiểu rõ hơn những lợi ích Retained Earnings mang lại cho doanh nghiệp.

Exchange Là Gì? So Sánh Exchange Và Transaction

Exchange có nghĩa là trao đổi, transaction có nghĩa là giao dịch. Hai thuật ngữ này có nhiều điểm tương đồng nên thường được sử dụng thay thế nhau, tuy nhiên trong một vài ngữ cảnh không thể thay thế được bởi bản chất của exchange và transaction vẫn có những khác biệt. Bài viết sau đây sẽ tìm hiểu exchange là gì? Và so sánh exchange với transaction.

  1. Exchange là gì?

Exchange trong tiếng Việt có nghĩa là trao đổi, là việc tiếp nhận một hàng hóa hoặc dịch vụ từ người khác và cũng đưa lại họ một hàng hóa hoặc dịch vụ khác có giá trị tương đương. Những hàng hóa, dịch vụ được đem đi trao đổi phải có khả năng đáp ứng nhu cầu của bên còn lại, hay nói quá trình trao đổi phải đảm bảo quy luật cung cầu của thị trường.

Ví dụ: Người thợ mộc làm cái bàn cho một người nông dân, cái bàn có giá trị là 2 triệu đồng tiền mặt nhưng người nông dân không đưa tiền mặt mà đưa người thợ mộc những loại lương thực trị giá 2 triệu đồng

  • Điều kiện để xảy ra trao đổi

Để quá trình trao đổi diễn ra, cần phải có ít nhất hai bên tham gia, mỗi bên phải có ít nhất một hàng hóa dịch vụ nào đó có giá trị đối với bên kia, mỗi bên đều có khả năng chuyển giao hàng hóa dịch vụ của mình, mỗi bên đều có quyền chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu của bên còn lại, và cuối cùng mỗi bên đều chắc chắn cho quyết định rằng mình sẽ trao đổi với bên kia.

Nếu có đủ năm điều kiện này thì trao đổi mới có khả năng xảy ra cao. Tuy nhiên việc trao đổi có thực sự được thực hiện hay không còn phụ thuộc vào việc hai bên có thể chấp nhận được những yêu cầu về trao đổi để có lợi cho cả hai bên hay ít nhất là không gây hại cho một bên nào so với trước khi trao đổi. Vì điều này nên trao đổi được xem như là một quá trình tạo ra giá trị, nghĩa là nó mang lại lợi ích cho cả hai bên sau khi trao đổi.

  • Transaction là gì?

Transaction trong tiếng Việt có nghĩa là giao dịch. Giao dịch là thỏa thuận giữa hai bên về việc đổi hàng hóa hoặc dịch vụ để lấy giá trị tiền tệ tương ứng, được thể hiện dưới dạng hợp đồng. Khi tiến hành giao dịch, bên thứ nhất phải đưa ra một hàng hóa hoặc một dịch vụ đáp ứng nhu cầu bên thứ hai và bên thứ hai phải cung cấp giá trị bằng tiền cho hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Mỗi một giao dịch là một vụ buôn bán có giá trị giữa hai bên.

Giao dịch được ký kết đồng nghĩa những điều kiện giao dịch đã được thoả thuận, thời gian và địa điểm thực hiện đã được thoả thuận. Thông thường hợp đồng giao dịch có luật pháp kèm theo và bắt buộc các bên tham gia phải thực hiện đúng các phần cam kết của mình.

Ví dụ: Người trồng cà phê đang tìm kiếm những người mua số lượng lớn cà phê của mình. Người sản xuất cà phê pha sẵn sẵn sàng mua số lượng cà phê đó, hai bên thỏa thuận sau đó ký kết hợp đồng để thực hiện giao dịch.

  • So sánh exchange và transaction

Điểm giống: Giao dịch và trao đổi là hai hoạt động quan trọng nhất kinh doanh và thương mại của nền kinh tế. Điều kiện để xảy ra giao dịch và trao đổi là cần phải có ít nhất hai bên sẵn sàng thỏa thuận.

Điểm khác: Giao dịch là thỏa thuận đi đến hợp đồng giữa hai bên trong đó hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy tiền trong khi trao đổi không cần đến hợp đồng và chỉ là sự hoán đổi hàng hóa hoặc dịch vụ giữa hai bên (hàng đổi lấy hàng). Cho nên có thể nói tiền như một phương tiện trao đổi trong giao dịch nhưng trong trao đổi thì không phải.

Như vậy bài viết đã cung cấp những thông tin về exchange là gì? Điều kiện để xảy ra trao đổi, bên cạnh đó cũng tìm hiểu về transaction và so sánh exchange với transaction để hiểu rõ hơn về bản chất của chúng, nhằm hạn chế việc dùng từ sai ngữ cảnh dẫn đến nhầm lẫn. Mong rằng bài viết có ích đối với bạn.

Động Lực Là Gì? Các Biện Pháp Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc

Trong quá trình làm việc, mọi người thường rất nhiệt tình trong thời gian đầu, muốn đạt được thành tựu và lên được vị trí cao hơn, mức lương nhiều hơn. Nhưng qua một thời gian sau, họ dễ có thái độ nhàm chán, hài lòng với bản thân, kết quả không tăng lên nữa, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế các nhà quản lý cần phải thay đổi tư duy làm việc của nhân viên mà tạo động lực là cách tốt nhất. Vậy động lực là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

  1. Khái niệm

Động lực là thuật ngữ chỉ một quá trình từ lúc bắt nguồn, định hướng và duy trì các hành vi có mục đích giúp ta hoàn thành mục tiêu. Các yếu tố cấu thành nên động lực liên quan đến bản năng, cảm xúc, nhu cầu sinh lý, xã hội. Theo tâm lý học, động lực là những yếu tố thúc đẩy hành động để đáp ứng những mong muốn của chủ thể, giúp khơi dậy năng lượng tích cực bên trong con người.

Nói một cách dễ hiểu, động lực là sức mạnh bên trong con người, là năng lượng, sự nhiệt tình, niềm đam mê, khát khao, tham vọng thúc đẩy bạn hành động, tiếp tục hướng tới một mục tiêu nhất định và hoàn thành mục tiêu của mình.

Người có động lực luôn là những người mang năng lượng tích cực, nỗ lực, nhiệt huyết với công việc, sẵn sàng thách thức để đạt được mục đích mà mình hướng tới. Từ đó, năng suất và chất lượng làm việc được tăng cao, vì vậy các nhà quản lý luôn mong muốn nguồn nhân lực trong công ty có động lực làm việc sẽ góp phần phát triển công ty mình.

  •  Các loại động lực

Động lực bên ngoài:là những động lực từ bên ngoài tác động vào một cá nhân và khởi tạo của loại động lực này thường liên quan đến phần thưởng hoặc hình phạt. Phần thưởng như tiền, quà, sự tán dương nhằm kích thích tính cạnh tranh, phấn đấu của nhân viên để hoàn thành chỉ tiêu vượt mức bình thường, tăng năng suất làm việc. Hình phạt như trừ lương, kiểm điểm sẽ thúc đẩy nhân viên làm việc cẩn trọng hơn, giúp tạo môi trường làm việc nghiêm túc, kỷ luật.

Động lực bên trong: những động lực xuất phát từ bên trong mỗi cá nhân, thường bắt nguồn từ sự yêu thích, niềm đam mê, thích thú khi làm việc và khát khao được cống hiến, đóng góp cho công ty nơi họ đang làm việc.

  • Các biện pháp thúc đẩy động lực làm việc

Tạo cảm giác làm việc có ý nghĩa: Khi nhân viên cảm thấy công việc họ đang làm mang lại ý nghĩa, họ sẽ thích thú và hăng say làm việc hơn.

Khen thưởng, tán dương những nỗ lực: Các phần thưởng, lời khen ngợi, tán dương từ cấp trên cho những cố gắng trong công việc của nhân viên sẽ tạo môi trường cạnh tranh và họ càng cố gắng hơn trong thời gian sau.

Chính sách tăng lương: Mức lương hợp lý, công bằng với từng vị trí của nhân viên sẽ giúp họ cảm thấy được đối xử bình đẳng và toàn tâm tập trung vào công việc. 

Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân viên: Việc này giúp nhân viên cảm thấy có tiếng nói và được tôn trọng như vậy mới có thể tin tưởng, hòa đồng với người quản lý, tăng hiệu quả làm việc nhóm.

Thông báo những phản hồi về kết quả làm việc: Nhân viên có thể nhìn nhận được vấn đề và dễ dàng hoàn thành việc như quản lý mong muốn, họ cũng sẽ cởi mở và tự tin hơn khi đề xuất ý kiến mà họ thấy hợp lý.

Tin tưởng với năng lực của nhân viên: Nếu không được tin tưởng, họ sẽ dễ có tâm lý chán nản, tự ti, không thực sự cố gắng và hiệu quả công việc giảm dần.

Tạo môi trường làm việc năng động, sáng tạo: Áp lực từ công việc khiến nhân viên dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Do đó, tạo không gian thoải mái, tổ chức các trò chơi hay bữa ăn uống nói chuyện giúp nhân viên thư giãn, hứng khởi và tinh thần làm việc tốt hơn. Các buổi party, du lịch, dã ngoại giúp các nhân viên có cơ hội trao đổi và hiểu nhau hơn, từ đó khi làm việc chung cũng dễ dàng và hiệu quả hơn.

Động lực là yếu tố tạo nên sự thành công của bạn, thiếu động lực sẽ khiến bạn đứng im tại chỗ và dần lùi lại so với người khác. Hiểu động lực là gì và các biện pháp thúc đẩy động lực làm việc là rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi chúng ta.