NPV Là Gì? Công Thức Và Ưu – Nhược Điểm Của NPV

Nhà đầu tư để đánh giá một dự án thông qua phân bổ nguồn vốn có phương pháp dùng chỉ số NPV để xem tính khả thi của dự án. Vậy NPV là gì, công thức tính NPV và ưu điểm, nhược điểm khi sử dụng NPV như thế nào. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn trả lời những câu hỏi trên.

  1. Khái niệm

NPV là từ viết tắt của cụm từ Net Present Value được dịch sang tiếng việt là “giá trị hiện tại ròng”. Tất cả dự án đầu tư đều có dòng tiền vào, dòng tiền ra và một khoản tiền luôn sẵn sàng để thực hiện dự án đầu tư mong muốn đem lại lợi nhuận. Để dự đoán khoảng đầu tư có đem lại lợi nhuận không thì nhà đầu tư phải tổng hợp toàn bộ dòng tiền. Nhưng ứng với từng khoảng thời gian khác nhau, mỗi dòng tiền sẽ có giá trị nhất định theo thời điểm đó. Nên để tổng hợp được dòng tiền vào và ra của dự án đầu tư, thì cần chiết khấu mỗi dòng tiền về tại một thời điểm nhất định. NPV là giá trị chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra dự kiến, được chiết khấu cho đến hiện tại. NPV dùng trong việc lập các kế hoạch đầu tư và lập ngân sách vốn để có thể phân tích mang lại lợi nhuận của khoản đầu tư.

  • Công thức tính NPV

Trong đó:

  • r là tỷ lệ chiết khấu.
  • t là thời gian tính dòng tiền.
  • Ct là dòng tiền thuần tại thời gian t.
  • n là toàn bộ thời gian thực hiện dự án.
  • C0 là chi phí vốn ban đầu để bắt đầu thực hiện dự án.
  • Ý nghĩa của chỉ tiêu NPV

Chỉ số NPV có giá trị dương hoặc âm được dùng để đánh giá một dự án về khả năng tạo ra lợi nhuận rằng dự án có tiềm năng hay lỗ ròng:

Khi chỉ số NPV có giá trị dương cho thấy khoản đầu tư hay lợi nhuận dự kiến của dự án đem lại cao hơn chi phí dự kiến.

Khi chỉ số NPV có giá trị âm thì khoản đầu tư, dự án được đánh giá có tỷ lệ chiết khấu lớn hơn lợi nhuận kỳ vọng của dự án mà khoản đầu tư đó đem lại. Nhưng không phải dự án nào cũng lỗ mà có khả năng tạo thu nhập ròng. Ngoài ra, khi tỷ lệ chiết khấu cao hơn tỷ suất lợi nhuận nên dự án được xem là không đem lại giá trị.

Khi chỉ số NPV có giá trị bằng 0 thì dự án hay khoảng đầu tư đó không có lợi nhuân cũng không gây lỗ được đánh giá là hòa vốn.

Đánh giá qua chỉ số NPV nhà đầu tư thường lựa chọn thực hiện khoảng đầu tư có NPV > 0 (dương), ngược lại nên bỏ qua không đầu tư vào khoảng đầu tư có NPV < 0 (âm) vì nó không đem lại giá trị. Để lựa chọn được lựa chọn đầu tư tối ưu có lợi nhuận nhà đầu tư nên chọn phương án có NPV cao nhất không âm.

  • Ưu điểm và nhược điểm của NPV.

Ưu điểm: Nhà đầu tư dễ dàng so sánh đánh giá dự án qua chỉ số NPV, so sánh được tính khả thi của từng dự án, nhà đầu tư có thể lựa chọn dự án có NPV cao nhất không âm sẽ đem lại nhiều lợi nhuận nhất, nếu không có dự án NPV dương thì không nên đầu tư. Còn được dùng để xét độ hấp dẫn của một dự án tiềm năng, xác định được lãi và lỗ của dự án dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư. Ngoài ra, tỷ số chiết khấu có thể thay đổi để đánh giá những rủi ro.

Nhược điểm: Tuy nhiên tồn tại ở chỉ số NPV là khó cập nhật chính xác hoàn toàn quy mô dòng tiền, tỷ lệ chiết khấu, thường những điều này rất khó xác định. NPV không chứa chi phí cơ hội nên chỉ sử dụng để so sánh các dự án khi cùng một thời điểm. Ngoài ra, khi đánh giá qua chỉ số NPV không cung cấp được tổng thể rủi ro, lợi ích mà dự án đó được thực hiện. NPV không tính đến một yếu tố quan trọng là quy mô dự án nên thiếu sự cân bằng giữa tài sản được tạo ra trên mỗi đơn vị đầu tư.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn NPV là gì, công thức tính NPV và ưu, nhược điểm của NPV. Tuy nhiên khi dùng chỉ số NPV để đánh giá một dự án bạn nên chú ý những hạn chế trên và nên kết hợp cùng với một số phương pháp khác để hiệu quả hơn.

Accumulated Depreciation Là Gì? Ý Nghĩa Phương Pháp Tính Accumulated Depreciation

Thuật ngữ accumulated depreciation nghe có vẻ xa lạ với chúng ta, tuy nhiên nghĩa tiếng Việt của nó lại rất quen thuộc, đặc biệt là trong lĩnh vực kế toán, đó là khấu hao lũy kế. Việc tính toán giá trị khấu hao lũy kế này rất quan trọng cho tình hình tài chính của công ty. Vậy thực chất accumulated depreciation là gì? Và phương pháp tính accumulated depreciation là gì? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé!

  1. Khái niệm

Accumulated depreciation có nghĩa tiếng Việt là khấu hao lũy kế hoặc khấu hao tích lũy.

Như đã biết, lũy kế là số liệu tổng hợp trước đó được cộng dồn vào quá trình hạch toán tiếp theo. Khấu hao là giá trị hao mòn của tài sản cố định sau một khoảng thời gian dài sử dụng. Khấu hao lũy kế là tổng các giá trị khấu hao của tài sản tại một thời điểm. Chi phí khấu hao lũy kế tại kỳ một kỳ là tổng chi phí khấu hao trong kỳ với giá trị khấu hao lũy kế kỳ trước đó. Do đó vào thời điểm cuối vòng đời thực hiện của dự án, thì tổng giá trị sổ sách của tài sản cũng chính bằng với mức giá trị còn lại của tài sản.

Ví dụ: công ty mua dây chuyền sản xuất với giá 10 tỷ, giá trị khấu hao năm đầu tiên của dây chuyền là 1 tỷ, năm thứ hai là 3 tỷ, vì thế tổng khấu hao lũy kế của dây chuyền sản xuất tại năm thứ hai là 4 tỷ.

  • Phân loại accumulated depreciation

Khấu hao lũy kế tài sản cố định hữu hình: là chi phí mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra để trích khấu hao qua từng năm tùy thuộc vào tuổi thọ sử dụng tương ứng với nguyên giá của tài sản cố định đó. Tài sản cố định hữu hình có hình thái vật chất rõ ràng, sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ máy móc, nhà cửa, trang thiết bị,…

Khấu hao lũy kế tài sản cố định vô hình: Tài sản cố định vô hình không có hình thái vật chất, có thể là quyền sử dụng đất, quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, dây chuyền sản xuất,… Giá trị khấu hao tài sản cố định vô hình là khoản chi phí hao mòn của tài sản vô hình đó khi doanh nghiệp bắt đầu sử dụng. Ví dụ chi phí khấu hao của bằng sáng chế sẽ được tính dựa trên lợi nhuận/lợi ích mà một doanh nghiệp thu về từ tài sản đó.

  • Phương pháp tính accumulated depreciation

Có nhiều phương pháp khác nhau để xác định mức khấu hao lũy kế tài sản cho doanh nghiệp, tuy nhiên có hai phương pháp tính được nhiều doanh nghiệp sử dụng là phương pháp khấu hao theo đường thẳng và phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần.

Phương pháp khấu hao theo đường thẳng: Đây là phương thức cơ bản được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất hiện nay, công thức như sau:

Chi phí khấu hao trung bình hàng năm = Nguyên giá của tài sản cố định : Thời gian sử dụng

Ví dụ: Máy móc doanh nghiệp đang sử dụng có giá trị là 12 tỷ đồng, có thời gian sử dụng là 6 năm, khấu hao hết giá trị trong thời gian sử dụng. Theo phương pháp khấu hao đường thẳng thì giá trị khấu hao theo từng năm sẽ bằng nhau và bằng 200 triệu đồng/ năm. Do đó, khấu hao tích lũy năm thứ nhất là 200 triệu, năm thứ hai là 400 triệu,…

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:

Mức trích khấu hao hằng năm = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo đường thẳng (%) = (1/Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định) x 100

Hệ số điều chỉnh được quy định như sau: t<= 4 năm, Hệ số điều chỉnh = 1.5; 4 năm < t<=6, Hệ số điều chỉnh = 2; t>6 năm, Hệ số điều chỉnh = 2.5.

Bài viết đã chia sẻ những kiến thức về chủ đề accumulated depreciation là gì? Mong rằng qua những thông tin này có thể giúp bạn hiểu biết hơn về khấu hao lũy kế, thành thạo hơn trong việc tính toán khấu hao hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh.

Exchange Là Gì? So Sánh Exchange Và Transaction

Exchange có nghĩa là trao đổi, transaction có nghĩa là giao dịch. Hai thuật ngữ này có nhiều điểm tương đồng nên thường được sử dụng thay thế nhau, tuy nhiên trong một vài ngữ cảnh không thể thay thế được bởi bản chất của exchange và transaction vẫn có những khác biệt. Bài viết sau đây sẽ tìm hiểu exchange là gì? Và so sánh exchange với transaction.

  1. Exchange là gì?

Exchange trong tiếng Việt có nghĩa là trao đổi, là việc tiếp nhận một hàng hóa hoặc dịch vụ từ người khác và cũng đưa lại họ một hàng hóa hoặc dịch vụ khác có giá trị tương đương. Những hàng hóa, dịch vụ được đem đi trao đổi phải có khả năng đáp ứng nhu cầu của bên còn lại, hay nói quá trình trao đổi phải đảm bảo quy luật cung cầu của thị trường.

Ví dụ: Người thợ mộc làm cái bàn cho một người nông dân, cái bàn có giá trị là 2 triệu đồng tiền mặt nhưng người nông dân không đưa tiền mặt mà đưa người thợ mộc những loại lương thực trị giá 2 triệu đồng

  • Điều kiện để xảy ra trao đổi

Để quá trình trao đổi diễn ra, cần phải có ít nhất hai bên tham gia, mỗi bên phải có ít nhất một hàng hóa dịch vụ nào đó có giá trị đối với bên kia, mỗi bên đều có khả năng chuyển giao hàng hóa dịch vụ của mình, mỗi bên đều có quyền chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu của bên còn lại, và cuối cùng mỗi bên đều chắc chắn cho quyết định rằng mình sẽ trao đổi với bên kia.

Nếu có đủ năm điều kiện này thì trao đổi mới có khả năng xảy ra cao. Tuy nhiên việc trao đổi có thực sự được thực hiện hay không còn phụ thuộc vào việc hai bên có thể chấp nhận được những yêu cầu về trao đổi để có lợi cho cả hai bên hay ít nhất là không gây hại cho một bên nào so với trước khi trao đổi. Vì điều này nên trao đổi được xem như là một quá trình tạo ra giá trị, nghĩa là nó mang lại lợi ích cho cả hai bên sau khi trao đổi.

  • Transaction là gì?

Transaction trong tiếng Việt có nghĩa là giao dịch. Giao dịch là thỏa thuận giữa hai bên về việc đổi hàng hóa hoặc dịch vụ để lấy giá trị tiền tệ tương ứng, được thể hiện dưới dạng hợp đồng. Khi tiến hành giao dịch, bên thứ nhất phải đưa ra một hàng hóa hoặc một dịch vụ đáp ứng nhu cầu bên thứ hai và bên thứ hai phải cung cấp giá trị bằng tiền cho hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Mỗi một giao dịch là một vụ buôn bán có giá trị giữa hai bên.

Giao dịch được ký kết đồng nghĩa những điều kiện giao dịch đã được thoả thuận, thời gian và địa điểm thực hiện đã được thoả thuận. Thông thường hợp đồng giao dịch có luật pháp kèm theo và bắt buộc các bên tham gia phải thực hiện đúng các phần cam kết của mình.

Ví dụ: Người trồng cà phê đang tìm kiếm những người mua số lượng lớn cà phê của mình. Người sản xuất cà phê pha sẵn sẵn sàng mua số lượng cà phê đó, hai bên thỏa thuận sau đó ký kết hợp đồng để thực hiện giao dịch.

  • So sánh exchange và transaction

Điểm giống: Giao dịch và trao đổi là hai hoạt động quan trọng nhất kinh doanh và thương mại của nền kinh tế. Điều kiện để xảy ra giao dịch và trao đổi là cần phải có ít nhất hai bên sẵn sàng thỏa thuận.

Điểm khác: Giao dịch là thỏa thuận đi đến hợp đồng giữa hai bên trong đó hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy tiền trong khi trao đổi không cần đến hợp đồng và chỉ là sự hoán đổi hàng hóa hoặc dịch vụ giữa hai bên (hàng đổi lấy hàng). Cho nên có thể nói tiền như một phương tiện trao đổi trong giao dịch nhưng trong trao đổi thì không phải.

Như vậy bài viết đã cung cấp những thông tin về exchange là gì? Điều kiện để xảy ra trao đổi, bên cạnh đó cũng tìm hiểu về transaction và so sánh exchange với transaction để hiểu rõ hơn về bản chất của chúng, nhằm hạn chế việc dùng từ sai ngữ cảnh dẫn đến nhầm lẫn. Mong rằng bài viết có ích đối với bạn.

Doanh Nghiệp Sme Là Gì? Các Loại Doanh Nghiệp Sme

Doanh Nghiệp Sme Là Gì? Các Loại Doanh Nghiệp Sme

Nếu như bạn là người đã từng tiếp xúc với nhiều công việc thực tế, đã có kinh nghiệm trong việc ứng tuyển xin việc tại các công ty thì cụm từ doanh nghiệp Sme đối với bạn là rất quen thuộc. Nhưng đối với một số bạn mới ra trường, mới đi xin việc lần đầu sẽ rất bỡ ngỡ với nó, nhiều bạn còn có thể là chưa gặp cụm từ này bao giờ. Vậy doanh nghiệp Sme là gì? Bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nó.

  1. Khái niệm

Doanh nghiệp Sme là cụm từ viết tắt của “Small and medium-sized enterprise” nghĩa là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này đều đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật như những doanh nghiệp bình thường đều có tên riêng, trụ sở chính, nhưng số lượng lao động ít hơn, nguồn vốn nhỏ.

  • Vai trò của các doanh nghiệp Sme

Một số vai trò cơ bản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ như là:

Một là tạo điều kiện dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư.

Hai là góp phần lớn vào hoạt động xuất khẩu trong nước, thúc giục và tạo cơ hội cho nhiều ngành nghề thủ công truyền thống phát triển ra thế giới.

Ba là thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tận dụng tốt nguồn lực trí tuệ, khai thác chất xám, tay nghề tinh xảo, sử dụng tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước, khơi dậy những bí quyết nghề nghiệp lâu đời trong nhân dân.

Bốn là tạo nhiều công việc cho người lao động, tạo thu nhập ổn định, góp phần làm nâng cao đời sống người dân.

  • Nguyên tắc điều hành doanh nghiệp vừa và nhỏ

Có 3 nguyên tắc chính để điều hành doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Thứ nhất là đảm bảo tính bảo mật: Đối với một công ty việc bảo mật thông tin, dữ liệu luôn được ưu tiên hàng đầu trong quá trình điều hành và quản lý doanh nghiệp. Bởi vì thông tin và dữ liệu là những thứ quý giá mà các đối thủ luôn muốn có được để tìm ra điểm yếu của công ty mình, ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn tại của công ty. Do đó nguyên tắc bảo mật được đánh giá là quan trọng và luôn luôn cần phải có đối với mỗi công ty.

Thứ hai là tính di động: Vì là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên sẽ có tính linh hoạt cao và có lợi thế về khả năng đáp ứng.

Thứ ba là tính hiệu quả: Bất kỳ một chủ doanh nghiệp nào cũng mong muốn công ty của mình kinh doanh một cách hiệu quả. Do đó đây cũng là một trong những nguyên tắc không thể thiếu của doanh nghiệp Sme.

  • Các loại doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ được chia ra thành 3 loại: Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.

Theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP đã quy định một số tiêu chí để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau:

Đối với doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản, xây dựng, doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ: Những doanh nghiệp siêu nhỏ này thường có số lượng lao động rất ít (dưới 10 người) và doanh thu hàng năm nhỏ hoặc nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ: Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng.

Đối với doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản, xây dựng: Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm không quá 50 người, tổng doanh thu không quá 50 tỷ đồng và nguồn vốn không quá 20 tỷ.

Doanh nghiệp vừa là những doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm năm không quá 200 người, tổng doanh thu không quá 200 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng (đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản, công nghiệp, xây dựng). Còn đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ: Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội hàng năm không quá 100 người, tổng doanh thu năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.

Hy vọng qua những thông tin trong bài viết có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về doanh nghiệp Sme là gì? Biết cách phân biệt giữa các loại doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhau từ đó có thể lập những kế hoạch riêng cho mình nếu bạn cũng muốn sở hữu một doanh nghiệp sme. Chúc bạn thành công.

Business Development Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Business Development

Để hoạt động kinh doanh phát triển bền vững thì cần có sự góp mặt của rất nhiều yếu tố như marketing, bán hàng, phát triển các mối quan hệ,… Vì thế có rất nhiều vị trí công việc trong một doanh nghiệp kinh doanh mà bạn có thể đảm nhận. Vậy bạn đã từng nghe đến business development hay chưa? Ở bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm business development là gì và những yêu cầu đối với những người làm công việc này.

  1. Business development là gì?

Một khái niệm đơn giản, dễ hiểu nhất là business development có nghĩa là phát triển kinh doanh. Vai trò của business development là tạo ra những giá trị bền vững cho một doanh nghiệp từ khâu khách hàng đến thị trường và các mối quan hệ.

Tóm lại, những người làm công việc business development sẽ chịu trách nhiệm đưa ra những sáng kiến, ý tưởng mới mẻ nhằm mục đích đưa doanh nghiệp phát triển, tăng doanh thu, lợi nhuận và mở rộng hoạt động kinh doanh,… bằng cách xây dựng quan hệ đối tác chiến lược và đưa ra các chiến lược kinh doanh.

  • Đo lường tác động của những nỗ lực phát triển kinh doanh như thế nào?

Số liệu bán hàng cho một nhóm phát triển kinh doanh sẽ thay đổi dựa trên chu kỳ bán hàng của công ty. Chức năng chính là tạo ra các cơ hội mới giúp doanh nghiệp bán hàng đạt hiệu quả, một trong những cách đơn giản nhất để định lượng dữ liệu này là xác định mức độ ảnh hưởng của đội ngũ business development đối với doanh thu hoặc số lượng giao dịch tiềm năng được tạo ra nhờ vào nỗ lực phát triển kinh doanh.

Số liệu sẽ thay đổi tùy vào từng doanh nghiệp vì thế cách thức phổ biến hiện nay có thể theo dõi hoạt động của đội phát triển kinh doanh là thông qua các hoạt động tiềm năng như số lượng cuộc gọi kết nối thành công và email gửi đi, số lượng cuộc hẹn đã đặt và số lượng kênh bán hàng được tạo ra nhằm phục vụ mục đích kinh doanh. Tất cả dữ liệu này thường được lưu trữ và theo dõi bằng phần mềm CRM.

  • Công việc chính của một nhân viên Business Development

Nhiệm vụ cốt lõi của nhân viên phát triển kinh doanh đó chính là phát triển doanh nghiệp. Tùy vào từng lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh thì sẽ có các chiến lược để vận hành và thực hiện mục tiêu là khác nhau để có thể mang lại hiệu quả cao nhất, nhưng nhìn chung những ý tưởng đưa ra sẽ khá giống nhau đối với hầu hết các công ty.

Chuyên viên phát triển kinh doanh cần phải nắm vững kiến thức chuyên môn về đối tượng kinh doanh của công ty, có sự am hiểu về thị trường hiện tại để nhắm vào các cơ hội phát triển, đồng thời tham gia vào chu trình bán hàng, marketing để làm cầu nối giữa hai bộ phận.

Ngoài ra, nhân viên phát triển kinh doanh sẽ đảm nhận công việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tạo dựng quan hệ ban đầu trước khi chuyển giao thông tin của những khách hàng đó cho đội ngũ bán hàng thực hiện thỏa thuận và duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài.

  • Người trong ngành business development cần biết những gì?

Vì việc phát triển kinh doanh ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh và tác động đến việc ra các quyết định quan trọng.  Do đó, nhà phát triển kinh doanh cần nắm rõ những tiêu chí sau:

Xác định tình trạng hiện tại của doanh nghiệp bằng cách phân tích mô hình SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức). Nắm được thông tin về nguồn doanh thu chính hiện tại của doanh nghiệp.

Tình trạng hiện tại của toàn ngành và dự báo tăng trưởng trong ngành cũng như mức độ phát triển đối thủ cạnh tranh.

Hồ sơ dữ liệu về khách hàng

Cơ hội phát triển ra thị trường mới, tiềm năng, chưa được khai thác. Mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, đặc biệt là liên quan đến các sáng kiến đang được đề xuất.

Các loại chi phí và các tùy chọn có thể tiết kiệm chi phí.

Qua bài viết trên ắt hẳn bạn đã có được câu trả lời thỏa đáng về business development là gì, vai trò của ngành nghề này đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Đây sẽ là một vị trí mà bạn thỏa sức thể hiện những ý tưởng, chiến lược phát triển của mình nhưng đòi hỏi bạn một khối lượng kiến thức sâu rộng và khả năng chịu được áp lực tốt.