Động Lực Là Gì? Các Biện Pháp Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc

Trong quá trình làm việc, mọi người thường rất nhiệt tình trong thời gian đầu, muốn đạt được thành tựu và lên được vị trí cao hơn, mức lương nhiều hơn. Nhưng qua một thời gian sau, họ dễ có thái độ nhàm chán, hài lòng với bản thân, kết quả không tăng lên nữa, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế các nhà quản lý cần phải thay đổi tư duy làm việc của nhân viên mà tạo động lực là cách tốt nhất. Vậy động lực là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

  1. Khái niệm

Động lực là thuật ngữ chỉ một quá trình từ lúc bắt nguồn, định hướng và duy trì các hành vi có mục đích giúp ta hoàn thành mục tiêu. Các yếu tố cấu thành nên động lực liên quan đến bản năng, cảm xúc, nhu cầu sinh lý, xã hội. Theo tâm lý học, động lực là những yếu tố thúc đẩy hành động để đáp ứng những mong muốn của chủ thể, giúp khơi dậy năng lượng tích cực bên trong con người.

Nói một cách dễ hiểu, động lực là sức mạnh bên trong con người, là năng lượng, sự nhiệt tình, niềm đam mê, khát khao, tham vọng thúc đẩy bạn hành động, tiếp tục hướng tới một mục tiêu nhất định và hoàn thành mục tiêu của mình.

Người có động lực luôn là những người mang năng lượng tích cực, nỗ lực, nhiệt huyết với công việc, sẵn sàng thách thức để đạt được mục đích mà mình hướng tới. Từ đó, năng suất và chất lượng làm việc được tăng cao, vì vậy các nhà quản lý luôn mong muốn nguồn nhân lực trong công ty có động lực làm việc sẽ góp phần phát triển công ty mình.

  •  Các loại động lực

Động lực bên ngoài:là những động lực từ bên ngoài tác động vào một cá nhân và khởi tạo của loại động lực này thường liên quan đến phần thưởng hoặc hình phạt. Phần thưởng như tiền, quà, sự tán dương nhằm kích thích tính cạnh tranh, phấn đấu của nhân viên để hoàn thành chỉ tiêu vượt mức bình thường, tăng năng suất làm việc. Hình phạt như trừ lương, kiểm điểm sẽ thúc đẩy nhân viên làm việc cẩn trọng hơn, giúp tạo môi trường làm việc nghiêm túc, kỷ luật.

Động lực bên trong: những động lực xuất phát từ bên trong mỗi cá nhân, thường bắt nguồn từ sự yêu thích, niềm đam mê, thích thú khi làm việc và khát khao được cống hiến, đóng góp cho công ty nơi họ đang làm việc.

  • Các biện pháp thúc đẩy động lực làm việc

Tạo cảm giác làm việc có ý nghĩa: Khi nhân viên cảm thấy công việc họ đang làm mang lại ý nghĩa, họ sẽ thích thú và hăng say làm việc hơn.

Khen thưởng, tán dương những nỗ lực: Các phần thưởng, lời khen ngợi, tán dương từ cấp trên cho những cố gắng trong công việc của nhân viên sẽ tạo môi trường cạnh tranh và họ càng cố gắng hơn trong thời gian sau.

Chính sách tăng lương: Mức lương hợp lý, công bằng với từng vị trí của nhân viên sẽ giúp họ cảm thấy được đối xử bình đẳng và toàn tâm tập trung vào công việc. 

Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân viên: Việc này giúp nhân viên cảm thấy có tiếng nói và được tôn trọng như vậy mới có thể tin tưởng, hòa đồng với người quản lý, tăng hiệu quả làm việc nhóm.

Thông báo những phản hồi về kết quả làm việc: Nhân viên có thể nhìn nhận được vấn đề và dễ dàng hoàn thành việc như quản lý mong muốn, họ cũng sẽ cởi mở và tự tin hơn khi đề xuất ý kiến mà họ thấy hợp lý.

Tin tưởng với năng lực của nhân viên: Nếu không được tin tưởng, họ sẽ dễ có tâm lý chán nản, tự ti, không thực sự cố gắng và hiệu quả công việc giảm dần.

Tạo môi trường làm việc năng động, sáng tạo: Áp lực từ công việc khiến nhân viên dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Do đó, tạo không gian thoải mái, tổ chức các trò chơi hay bữa ăn uống nói chuyện giúp nhân viên thư giãn, hứng khởi và tinh thần làm việc tốt hơn. Các buổi party, du lịch, dã ngoại giúp các nhân viên có cơ hội trao đổi và hiểu nhau hơn, từ đó khi làm việc chung cũng dễ dàng và hiệu quả hơn.

Động lực là yếu tố tạo nên sự thành công của bạn, thiếu động lực sẽ khiến bạn đứng im tại chỗ và dần lùi lại so với người khác. Hiểu động lực là gì và các biện pháp thúc đẩy động lực làm việc là rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi chúng ta.