Retained Earnings Là Gì? Phân Biệt Distributed Earnings và Retained Earnings

Doanh nghiệp hoạt động đầu tư kinh doanh chắc hẳn không xa lạ với khái niệm Distributed Earnings và Retained Earnings. Bạn biết gì về Retained Earnings (lợi nhuận giữ lại) của doanh nghiệp. Dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi Retained Earnings là gì, công thức tính Retained Earnings và phân biệt được Distributed Earnings và Retained Earnings.

  1. Khái niệm.

Retained Earnings hay còn gọi là lợi nhuận giữ lại là khoản thu nhập, lợi nhuận ròng đã trả thuế và phân chia cổ tức trả cho các cổ đông trong doanh nghiệp cùng với hoàn thành nhiệm vụ đóng thuế. Đây được hiểu như là khoản lợi nhuận sau cùng của một doanh nghiệp nếu dương thì doanh nghiệp hoạt động tốt có lãi, âm thì doanh nghiệp bị lỗ.

Retained Earnings được doanh nghiệp giữ lại có thể dùng với mục đích đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh giúp phát triển hơn. Khoản tiền này có vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển, giá trị tăng lên, thúc đẩy giá cổ phiếu của doanh nghiệp tăng lên. Ngoài ra, doanh nghiệp có lợi nhuận ròng thấp, thì có thể đem lại Retained Earnings có giá trị âm, phản ánh được doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả và cần cải thiện.

  • Công thức tính Retained Earnings

Retained Earnings (lợi nhuận giữ lại) = Retained Earnings ban đầu (phần giữ lại từ các năm trước) + Thu nhập ròng (hoặc lỗ ròng) – cổ tức

Doanh nghiệp phân chia cổ tức chi trả cho cổ đông có thể bằng tiền mặt hay cổ phiếu. Khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không tốt dẫn đến lỗ nếu khoản lỗ lớn hơn khoản lợi nhuận giữ lại ban đầu thì dẫn đến lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp là số âm. Ngoài ra chỉ số Retained Earnings là số càng lớn thì doanh nghiệp được đánh giá cao về hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

  • Phân biệt Distributed Earnings và Retained Earnings.

Hình thức: Distributed Earnings (lợi nhuận chưa phân phối) là lợi nhuận sau thuế nhưng chưa phân chia cho chủ sở hữu, cổ đông, trích các quỹ còn Retained Earnings thì đã phân chia cổ tức chi trả cho cổ đông.

Mục đích sử dụng: Retained Earnings dùng để đầu tư vào tài sản cố định, mở rộng kinh doanh còn Distributed Earnings thì để đánh giá hiệu quả kinh doanh mang lại lợi nhuận lãi hay lỗ sau khi trả thuế thu nhập doanh nghiệp và hoạt động chia lợi nhuận hay xử lý trường hợp khi lỗ của doanh nghiệp.

Ý nghĩa: Retained Earnings là chỉ số phản ánh hoạt động kinh doanh theo thời kỳ quý hoặc năm của doanh nghiệp. Distributed Earnings là chỉ tiêu phản ánh kỳ báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

  • Lợi ích của Retained Earnings

Retained Earnings đem lại nhiều lợi ích quan trọng và thiết thực liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nên dưới đây là những lợi ích của doanh nghiệp từ lợi nhuận giữ lại:

Giữ lại lợi nhuận các doanh nghiệp có khoản tiền đáp ứng được các hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp đảm bảo phát triển ổn định.

Doanh nghiệp có khoản tiền để kịp phản ứng, đối phó lại các tình huống bất ngờ, những vấn đề bất trắc không dự đoán được, giúp phòng ngừa được các rủi ro và hạn chế phải đi vay vốn gấp tránh được việc trả lãi.

Đây là khoản tiền mặt nên doanh nghiệp có tính thanh khoản cao, giúp tận dụng dễ dàng nắm bắt được các cơ hội đầu tư, do đầu tư đòi hỏi đúng thời điểm. Do đó, có một khoản tiền sẵn sàng là điều quan trọng cho hoạt động đầu tư.

Các doanh nghiệp có được khoản Retained Earnings cao và ổn định thì phần cổ tức có xu hướng giảm, các cổ đông sẽ có thể tiếm kiệm được phần chi phí mà phải chi để nộp thuế trên cổ tức.

Lợi nhuận giữ lại dược đánh giá là nội lực của doanh nghiệp giúp mang lại sự sống riêng, tài sản riêng, đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển lớn mạnh.

Các thông tin trên đã giải thích cho bạn biết Retained Earnings là gì, cách tính Retained Earnings của doanh nghiệp, lợi ích của Retained Earnings và phân biệt được Distributed Earnings và Retained Earnings. Hy vọng những thông tin này bổ sung kiến thức, hiểu rõ hơn những lợi ích Retained Earnings mang lại cho doanh nghiệp.