Nhà đầu tư để đánh giá một dự án thông qua phân bổ nguồn vốn có phương pháp dùng chỉ số NPV để xem tính khả thi của dự án. Vậy NPV là gì, công thức tính NPV và ưu điểm, nhược điểm khi sử dụng NPV như thế nào. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn trả lời những câu hỏi trên.
- Khái niệm
NPV là từ viết tắt của cụm từ Net Present Value được dịch sang tiếng việt là “giá trị hiện tại ròng”. Tất cả dự án đầu tư đều có dòng tiền vào, dòng tiền ra và một khoản tiền luôn sẵn sàng để thực hiện dự án đầu tư mong muốn đem lại lợi nhuận. Để dự đoán khoảng đầu tư có đem lại lợi nhuận không thì nhà đầu tư phải tổng hợp toàn bộ dòng tiền. Nhưng ứng với từng khoảng thời gian khác nhau, mỗi dòng tiền sẽ có giá trị nhất định theo thời điểm đó. Nên để tổng hợp được dòng tiền vào và ra của dự án đầu tư, thì cần chiết khấu mỗi dòng tiền về tại một thời điểm nhất định. NPV là giá trị chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra dự kiến, được chiết khấu cho đến hiện tại. NPV dùng trong việc lập các kế hoạch đầu tư và lập ngân sách vốn để có thể phân tích mang lại lợi nhuận của khoản đầu tư.
- Công thức tính NPV
Trong đó:
- r là tỷ lệ chiết khấu.
- t là thời gian tính dòng tiền.
- Ct là dòng tiền thuần tại thời gian t.
- n là toàn bộ thời gian thực hiện dự án.
- C0 là chi phí vốn ban đầu để bắt đầu thực hiện dự án.
- Ý nghĩa của chỉ tiêu NPV
Chỉ số NPV có giá trị dương hoặc âm được dùng để đánh giá một dự án về khả năng tạo ra lợi nhuận rằng dự án có tiềm năng hay lỗ ròng:
Khi chỉ số NPV có giá trị dương cho thấy khoản đầu tư hay lợi nhuận dự kiến của dự án đem lại cao hơn chi phí dự kiến.
Khi chỉ số NPV có giá trị âm thì khoản đầu tư, dự án được đánh giá có tỷ lệ chiết khấu lớn hơn lợi nhuận kỳ vọng của dự án mà khoản đầu tư đó đem lại. Nhưng không phải dự án nào cũng lỗ mà có khả năng tạo thu nhập ròng. Ngoài ra, khi tỷ lệ chiết khấu cao hơn tỷ suất lợi nhuận nên dự án được xem là không đem lại giá trị.
Khi chỉ số NPV có giá trị bằng 0 thì dự án hay khoảng đầu tư đó không có lợi nhuân cũng không gây lỗ được đánh giá là hòa vốn.
Đánh giá qua chỉ số NPV nhà đầu tư thường lựa chọn thực hiện khoảng đầu tư có NPV > 0 (dương), ngược lại nên bỏ qua không đầu tư vào khoảng đầu tư có NPV < 0 (âm) vì nó không đem lại giá trị. Để lựa chọn được lựa chọn đầu tư tối ưu có lợi nhuận nhà đầu tư nên chọn phương án có NPV cao nhất không âm.
- Ưu điểm và nhược điểm của NPV.
Ưu điểm: Nhà đầu tư dễ dàng so sánh đánh giá dự án qua chỉ số NPV, so sánh được tính khả thi của từng dự án, nhà đầu tư có thể lựa chọn dự án có NPV cao nhất không âm sẽ đem lại nhiều lợi nhuận nhất, nếu không có dự án NPV dương thì không nên đầu tư. Còn được dùng để xét độ hấp dẫn của một dự án tiềm năng, xác định được lãi và lỗ của dự án dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư. Ngoài ra, tỷ số chiết khấu có thể thay đổi để đánh giá những rủi ro.
Nhược điểm: Tuy nhiên tồn tại ở chỉ số NPV là khó cập nhật chính xác hoàn toàn quy mô dòng tiền, tỷ lệ chiết khấu, thường những điều này rất khó xác định. NPV không chứa chi phí cơ hội nên chỉ sử dụng để so sánh các dự án khi cùng một thời điểm. Ngoài ra, khi đánh giá qua chỉ số NPV không cung cấp được tổng thể rủi ro, lợi ích mà dự án đó được thực hiện. NPV không tính đến một yếu tố quan trọng là quy mô dự án nên thiếu sự cân bằng giữa tài sản được tạo ra trên mỗi đơn vị đầu tư.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn NPV là gì, công thức tính NPV và ưu, nhược điểm của NPV. Tuy nhiên khi dùng chỉ số NPV để đánh giá một dự án bạn nên chú ý những hạn chế trên và nên kết hợp cùng với một số phương pháp khác để hiệu quả hơn.