Doanh Nghiệp Sme Là Gì? Các Loại Doanh Nghiệp Sme
Nếu như bạn là người đã từng tiếp xúc với nhiều công việc thực tế, đã có kinh nghiệm trong việc ứng tuyển xin việc tại các công ty thì cụm từ doanh nghiệp Sme đối với bạn là rất quen thuộc. Nhưng đối với một số bạn mới ra trường, mới đi xin việc lần đầu sẽ rất bỡ ngỡ với nó, nhiều bạn còn có thể là chưa gặp cụm từ này bao giờ. Vậy doanh nghiệp Sme là gì? Bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nó.
- Khái niệm
Doanh nghiệp Sme là cụm từ viết tắt của “Small and medium-sized enterprise” nghĩa là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này đều đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật như những doanh nghiệp bình thường đều có tên riêng, trụ sở chính, nhưng số lượng lao động ít hơn, nguồn vốn nhỏ.
- Vai trò của các doanh nghiệp Sme
Một số vai trò cơ bản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ như là:
Một là tạo điều kiện dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư.
Hai là góp phần lớn vào hoạt động xuất khẩu trong nước, thúc giục và tạo cơ hội cho nhiều ngành nghề thủ công truyền thống phát triển ra thế giới.
Ba là thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tận dụng tốt nguồn lực trí tuệ, khai thác chất xám, tay nghề tinh xảo, sử dụng tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước, khơi dậy những bí quyết nghề nghiệp lâu đời trong nhân dân.
Bốn là tạo nhiều công việc cho người lao động, tạo thu nhập ổn định, góp phần làm nâng cao đời sống người dân.
- Nguyên tắc điều hành doanh nghiệp vừa và nhỏ
Có 3 nguyên tắc chính để điều hành doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Thứ nhất là đảm bảo tính bảo mật: Đối với một công ty việc bảo mật thông tin, dữ liệu luôn được ưu tiên hàng đầu trong quá trình điều hành và quản lý doanh nghiệp. Bởi vì thông tin và dữ liệu là những thứ quý giá mà các đối thủ luôn muốn có được để tìm ra điểm yếu của công ty mình, ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn tại của công ty. Do đó nguyên tắc bảo mật được đánh giá là quan trọng và luôn luôn cần phải có đối với mỗi công ty.
Thứ hai là tính di động: Vì là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên sẽ có tính linh hoạt cao và có lợi thế về khả năng đáp ứng.
Thứ ba là tính hiệu quả: Bất kỳ một chủ doanh nghiệp nào cũng mong muốn công ty của mình kinh doanh một cách hiệu quả. Do đó đây cũng là một trong những nguyên tắc không thể thiếu của doanh nghiệp Sme.
- Các loại doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp vừa và nhỏ được chia ra thành 3 loại: Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
Theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP đã quy định một số tiêu chí để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau:
Đối với doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản, xây dựng, doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ: Những doanh nghiệp siêu nhỏ này thường có số lượng lao động rất ít (dưới 10 người) và doanh thu hàng năm nhỏ hoặc nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
Đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ: Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng.
Đối với doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản, xây dựng: Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm không quá 50 người, tổng doanh thu không quá 50 tỷ đồng và nguồn vốn không quá 20 tỷ.
Doanh nghiệp vừa là những doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm năm không quá 200 người, tổng doanh thu không quá 200 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng (đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản, công nghiệp, xây dựng). Còn đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ: Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội hàng năm không quá 100 người, tổng doanh thu năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.
Hy vọng qua những thông tin trong bài viết có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về doanh nghiệp Sme là gì? Biết cách phân biệt giữa các loại doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhau từ đó có thể lập những kế hoạch riêng cho mình nếu bạn cũng muốn sở hữu một doanh nghiệp sme. Chúc bạn thành công.