Tầm Quan Trọng Của Kỹ Năng Bán Hàng Hiệu Quả

Các doanh nghiệp thích tuyển dụng những nhân viên kinh doanh với những đặc điểm và tính cách nhất định bởi vì một số kỹ năng có thể làm cho tỷ lệ kinh doanh thành công cao hơn. Các nhà quản lý muốn những nhân viên của họ có khả năng làm việc độc lập, giao tiếp tốt với người khác, có kiến thức và kinh nghiệm để bán sản phẩm và sẽ giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Kỹ năng tự quản lý

Một kỹ năng quan trọng được đặt ra trong việc bán hàng thường bị bỏ qua là tự quản lý. Nhân viên kinh doanh hiệu quả là những người tự tin, kiên nhẫn và không nản lòng. Công việc kinh doanh thường đối mặt với rất nhiều căng thẳng, sẽ có rất nhiều thăng trầm và điều quan trọng là phải kiên trì và tiếp tục theo đuổi mục tiêu. Nếu không có một mức độ tự tin và kiên trì cao, một nhân viên có khả năng sẽ thất bại và không phát huy được tiềm năng của mình.

Kỹ năng nắm bắt tâm lý con người

Một nhân viên bán hàng sẽ không tiến được xa nếu không có kỹ năng nắm bắt con người tốt. Để bán sản phẩm một cách hiệu quả, người bán phải có khả năng xác định và giao tiếp hiệu quả với khách hàng của mình. Họ sẽ cần phải xác định nhu cầu của khách hàng, trình bày sản phẩm theo cách khiến khách hàng cảm thấy cần sản phẩm đó và có thể ứng biến nhanh chóng với những lời chỉ trích và từ chối của khách một cách tích cực. Nếu không có những kỹ năng giao tiếp cơ bản này, nhân viên bán hàng sẽ không thể xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với khách hàng của mình.

Có kiến thức về sản phẩm

Không có gì tệ hơn việc một nhân viên bán hàng cố gắng bán cho bạn một sản phẩm mà anh ta không biết nhiều về nó. Do đó, điều bắt buộc là người đó phải dành thời gian để tìm hiểu về các sản phẩm mà họ đang bán trước khi giới thiệu với khách hàng. Nếu khách hàng có câu hỏi mà họ không thể trả lời, cơ hội mà khách hàng sẽ mua sản phẩm sẽ giảm đáng kể. Khách hàng thích giao dịch với những người bán có kiến thức và thẳng thắn trong cách tiếp cận của họ.

Ý tưởng độc đáo

Một nhân viên có thể giới thiệu sản phẩm từ một ý tưởng độc đáo sẽ có lợi thế trong việc giữ sự quan tâm của khách hàng. Cách tiếp cận này là làm khách hàng thoải mái, giữ động lực cho người bán thực hiện tốt nhất công việc của mình. Nếu là một nhân viên bán hàng tiếp thị cùng một sản phẩm trong một thời gian dài, người đó tự nhiên sẽ bắt đầu rơi vào một khuôn mẫu, khách hàng sẽ không hưởng ứng tốt với những cách chào hàng máy móc dập khuôn. Tuy nhiên, nếu nhân viên kinh doanh liên tục phát minh ra những cách thức mới để bán sản phẩm, thì việc tư vấn sản phẩm, dịch vụ sẽ tốt hơn và khách hàng sẽ thích nghe hơn. Điều này có thể sẽ mang lại sự gia tăng đáng kể trong doanh thu

 

 

Cách Phát Triển Kỹ Năng Thuyết Phục Trong Bán Hàng

Trong thời buổi ngày nay, một nhân viên kinh doanh phải có kỹ năng thuyết phục nếu muốn bán được sản phẩm, dịch vụ. Phát triển kỹ năng thuyết phục trong bán hàng sẽ giúp bạn đạt được chỉ tiêu và tăng doanh số của mình. Nếu bạn muốn bán mà không cần dồn quá nhiều nỗ lực, hãy sử dụng những mẹo này để phát triển kỹ năng thuyết phục trong bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.

Hiểu biết khách hàng tiềm năng của bạn

Để có thể thuyết phục, bạn phải dành thời gian cần thiết để tìm hiểu khách hàng bạn sẽ nói chuyện. Bạn cần phải biết những gì họ cần, những yêu cầu của họ là gì và những gì họ đang tìm kiếm. Hiểu được mong muốn, nhu cầu và nguyện vọng của người mua sẽ giúp nhân viên kinh doanh xoay vòng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình hiệu quả hơn theo cách giải quyết mong muốn của khách hàng hoặc giúp họ đạt được mục tiêu của mình, bởi vì bạn sẽ biết những ý muốn và mục tiêu của họ là gì.

Xây dựng mối quan hệ

Có kỹ năng thuyết phục một cách hiệu quả trong bán hàng đòi hỏi bạn phải xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Mọi người có thể làm theo những gì bạn muốn nếu họ yêu mến và tin tưởng bạn. Hãy nghĩ về điều này: việc yêu cầu sự giúp đỡ từ một người bạn sẽ dễ dàng hơn là nhờ vả một người lạ. Hãy chân thành và trung thực trong việc tư vấn sản phẩm, có một chút cá tính và ưu tiên trải nghiệm khách hàng lên trên việc bán được hàng, và bạn sẽ có cách để có thể bán hàng hiệu quả hơn.

Làm cho thứ bạn muốn bán có vẻ khan hiếm, độc đáo và được nhiều người tìm kiếm

Mọi người muốn những gì họ không có, đó là điều tự nhiên. Họ thường sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn cho những thứ họ khó có được, vì vậy, trong quá trình giới giới thiệu, hãy làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có vẻ như là giới hạn, khan hiếm hoặc có nhu cầu cao để thúc đẩy khách hàng tiềm năng muốn có nó.

Nói về sự tổn thất mà sản phẩm, dịch vụ của bạn có thể khắc phục được

Mặc dù bạn chắc chắn muốn nói về những gì khách hàng tiềm năng sẽ đạt được khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, bạn có thể làm cho họ bị thuyết phục hơn bằng cách làm cho họ hiểu rằng họ có thể lãng phí, tổn thất và mất mát như thế nào so với việc quyết định không sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Những lợi ích trước mắt sẽ không mạnh bằng nhận thức về nỗi đau sẽ bị mất đi một cái gì đó họ đã có nếu không có phương thức đầu tư hiệu quả, đó là bản chất con người.

Sử dụng dẫn chứng thực tế xã hội

Một cách hiệu quả để tăng cường các kỹ năng thuyết phục của bạn trong kinh doanh và chốt nhiều giao dịch hơn là xác định vị trí sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn bằng cách cho thấy sản phẩm hoặc dịch vụ đó có giá trị với những người sử dụng thế nào. Mọi người lo sợ sau khi mua sẽ hối hận và nỗi lo lắng này có thể dẫn đến sự do dự khi quyết định mua hàng.

Tuy nhiên, sự do dự sẽ thường xuyên thay đổi theo thái độ và có thể bị thuyết phục để mua hàng nếu họ có thể thấy rằng những người khác đã được hưởng lợi từ việc mua cùng sản phẩm đó. Hãy chia sẻ những đánh giá điển hình cho thấy những người khác đã hưởng lợi từ sản phẩm của bạn như thế nào. Chia sẻ lời nhận xét tích cực của những khách hàng hài lòng, chia sẻ đánh giá của người dùng về những ưu điểm của sản phẩm.

Cải thiện kỹ năng lắng nghe của bạn

Một nhân viên kinh doanh muốn phát triển các kỹ năng thuyết phục trong bán hàng thì chắc chắn phải nâng cao kỹ năng lắng nghe của mình. Bán hàng ngày nay không phải là sự trình bày từ một chiều tức bạn chỉ nói về sản phẩm của mình. Thay vào đó, nó phải là sự tương tác của cả hai bên. Dành thời gian để nói chuyện, đặt câu hỏi, chia sẻ mối quan tâm và học cách lắng nghe hiệu quả những gì khách hàng nói sẽ giúp bạn thể hiện rằng bạn quan tâm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách, chiến thắng mọi sự do dự và sự từ chối từ khách hàng. Trong thế giới kinh doanh ngày nay, bạn phải loại bỏ mọi sự ép buộc trong việc bán hàng và thay thế nó bằng các kỹ năng thuyết phục. Tính thuyết phục của bạn càng cao, càng có nhiều giao dịch bạn sẽ thực hiện được.

 

 

 

Danh Sách Các Kỹ Năng Dành Cho Vị Trí Nhân Viên Kinh Doanh

Phát triển một doanh nghiệp nhỏ thành một doanh nghiệp thành công đòi hỏi tốn rất nhiều thời gian và công sức. Hơn một nửa số doanh nghiệp mới thất bại chủ yếu bởi vì đội ngũ nhân viên kinh doanh của họ không thể chuyển niềm đam mê của chính mình thành các kỹ năng kinh doanh thực tế.

Để thành công với vai trò nhân viên kinh doanh, đòi hỏi nhiều trải nghiệm công việc chuyên nghiệp, khả năng chịu áp lực cao và trình độ chuyên môn trong lĩnh vực của bạn. Vì vậy, bạn cần phải hiểu nắm rõ một số các kỹ năng kinh doanh cơ bản.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải biết kỹ năng nào bạn đang có và những kỹ năng mà bạn sẽ phải học để tiết kiệm thời gian và tiền bạc của bản thân. Bạn có thể tự học những kỹ năng này trong một khoảng thời gian, hoặc bạn có thể tham gia các khóa học của các chuyên gia ở lĩnh vực cụ thể mà bạn đang theo đuổi hoặc bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các cố vấn kinh doanh chuyên nghiệp.

Dưới đây là những kỹ năng mềm cần thiết dành cho vị trí nhân viên kinh doanh mà bạn sẽ cần phải tìm hiểu hoặc tiếp thu chúng nhằm giúp bạn thành công trong môi trường kinh doanh của mình:

  • Kỹ năng ủy quyền – kỹ năng này liên quan đến việc giao và phân công trách nhiệm cho người khác để hoàn thành các nhiệm vụ công việc. Người sở hữu kỹ năng này là người biết cách cân bằng chính xác giữa các biện pháp kiểm soát hiệu quả và cho phép mọi người hoàn thành công việc của họ một cách tốt nhất.
  • Kỹ năng giao tiếp – Giao tiếp là một phần quan trọng trong cuộc sống và là một trong những yếu tố được các đơn vị doanh nghiệp chú ý đến. Khi sở hữu được nó, hầu như tất cả mọi thứ mà bạn làm đều hoàn toàn được cải thiện. Để có hiệu quả trong kinh doanh, bạn phải giao tiếp tốt.
  • Kỹ năng đàm phán – đây chính là một kỹ năng có thể học được thông qua kinh nghiệm thực tiễn. Những người thường thương lượng và đàm phán chắc chắn sẽ có kinh nghiệm nhiều hơn những người chưa từng tham gia bất kỳ một cuộc đàm phán chính thức/ không chính thức. Những người có kinh nghiệm sẽ hiểu những điều gì mình nên thương lượng và những điều gì không nên để có được kết quả thuận lợi nhất có thể cho doanh nghiệp của mình.
  • Lập kế hoạch chiến lược – Kỹ năng này được xem là một yếu tố kinh doanh rất quan trọng. Lập kế hoạch chiến lược là một quá trình xác định chiến lược hoặc hướng đi của doanh nghiệp và đưa ra quyết định về việc phân bổ nguồn lực vốn và nhân lực. Điều quan trọng là biết cách dự đoán thành công tương lai của doanh nghiệp, trong khuôn khổ từ ba đến năm năm trở lên, được hỗ trợ bởi kế hoạch kinh doanh được xác định rõ ràng.
  • Kỹ năng bán hàng và tiếp thị – Thiết lập các phương pháp và chính sách bán hàng và tiếp thị thành công – từ việc định giá và quảng cáo đến kỹ thuật bán hàng – là điều cần thiết trong việc phát triển doanh nghiệp của bạn. Khả năng phân tích sự cạnh tranh, thị trường và xu hướng của ngành là rất quan trọng đối với sự phát triển của chiến lược tiếp thị. Điều quan trọng hơn thế nữa là phải biết cách tạo ra và truyền đạt thông điệp hấp dẫn đến đúng đối tượng, đờng thời xây dựng các luồng doanh thu sinh lời.

3 Kỹ Năng Quan Trọng Bạn Cần Có Để Thành Công Trong Việc Bán Hàng

Chìa khóa để quảng bá và bán sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng thành công là đặt câu hỏi và sau đó lắng nghe một cách kỹ lưỡng câu trả lời từ khách hàng. Nhiều người trong chúng ta quá cố gắng để thuyết phục mọi người mua hàng thay vì tìm hiểu những nhu cầu và mong muốn thực sự của khách hàng từ nhà cung cấp.

Để thành công trong bán hàng, hãy nhớ ba kỹ năng lắng nghe và xây dựng mối quan hệ dưới đây:

S – Chân thành – Chăm chú lắng nghe nhu cầu của khách hàng

E – Đạo đức – Đừng cố gắng dùng chiêu trò thuyết phục khách hàng làm điều gì đó, hãy lắng nghe những gì họ muốn.

A – Đặt câu hỏi – Đáp ứng nhu cầu khách hàng bằng cách đặt câu hỏi giúp họ đưa ra quyết định mua hàng khôn ngoan.

Xây dựng mối quan hệ hai bên cùng thắng, điều đó nghĩa là hãy nhớ rằng việc kinh doanh không phải là bán những gì chúng ta muốn mà là bán những gì người khác muốn. Dưới đây là ba kỹ năng xây dựng mối quan hệ mà khi được sử dụng thường xuyên sẽ giúp bạn tăng doanh thu và tạo nên những khách hàng trung thành.

  1. Lắng nghe chân thành mà không áp đặt ý chí cá nhân lên khách hàng. Quá trình mua hàng không phải là nhu cầu và mong muốn của chính bạn, đó là nhu cầu của khách hàng. Quá nhiều nhân viên kinh doanh đã lấy những ý kiến nhìn nhận từ góc độ của riêng mình áp đặt lên người mua. Hãy nhớ, quyết định mua hàng như thế nào là chính những mong muốn, nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng.

Một người bán hàng chỉ bàn về suy nghĩ của riêng mình có xu hướng thúc đẩy khách hàng quá nhiều và thường không chú trọng việc lắng nghe từ họ. Hãy chân thành hướng tới khách hàng và cách làm thế nào để sản phẩm của bạn có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu, mong muốn và mục tiêu của họ. Zig Ziglar đã từng có câu nói “Bạn có thể có được mọi thứ trong cuộc sống mình muốn nếu bạn sẵn sàng cho đi những gì người khác muốn”.

  1. Đừng cố gắng dùng chiêu trò thuyết phục khách hàng làm điều gì đó, hãy để họ đưa ra lựa chọn riêng của mình, dành quyền lợi tốt nhất cho tất cả người mua hàng là đạo đức kinh doanh phải có. Trong cuốn sách Đắc Nhân Tâm của Dale Carnegie có câu “không thể thay đổi suy nghĩ của một người nếu cứ thuyết phục người đó làm trái với những gì mà họ thực sự muốn”.

Vai trò của nhân viên kinh doanh trong quy trình bán hàng là giới thiệu sản phẩm một cách rõ ràng, súc tích và trung thực với tính toàn vẹn. Khách hàng sáng suốt là người có thể đưa ra quyết định có khoa học dựa trên những gì tốt nhất cho họ. Bạn không phải là người cố thuyết phục việc mua hàng mà bạn phải là người chia sẻ những thông tin về hàng hóa. Công việc của bạn là cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng với cái tâm, giải thích các lợi ích và trả lời các câu hỏi. Khách hàng sau đó sẽ đưa ra quyết định mua dựa trên thông tin họ đã được cung cấp. Thực hiện việc bán hàng là việc đặt câu hỏi, trả lời các câu hỏi và xây dựng mối quan hệ hai bên cùng có lợi.

  1. Bạn có thể phục vụ khách hàng tốt nhất bằng cách tìm ra những gì họ muốn, cần và mong đợi từ những gì bạn đang cung cấp. Đôi khi, nhiều nhân viên kinh doanh mải miết chia sẻ mọi thứ về những gì họ đang cung cấp mà quên mất những kỳ vọng của khách hàng, điều quan trọng đối với bạn có thể không quan trọng đối với khách hàng.

Bạn đã từng nghe câu chuyện này chưa? Một người mẹ trẻ mới bắt đầu công việc với một công ty tiếp thị trực tuyến lớn rất hào hứng và háo hức chia sẻ công việc kinh doanh của mình với một người phụ nữ phải ở nhà trông con khác. Cô ấy đã háo hức trình bày về dịch vụ của mình và giải thích tiềm năng của việc kinh doanh. Cô ấy tiếp tục nói về cách mình thể ở nhà với con nhỏ, vẫn có thể tiến hành việc kinh doanh mà không phải ra ngoài. Sự quan tâm và chú ý từ người phụ nữ kia dường như mất đi. Khi cô ấy háo hức hỏi bạn của mình có muốn tham gia cùng trong công việc này không, người bạn trả lời một cách dứt khoát “Không”. Lúc này, cô ấy hơi sốc và buồn, cô hỏi bạn mình vì sao, người bạn của cô nói “Tôi muốn có thể làm việc gì đó cho phép tôi ra khỏi nhà và giao lưu với những người khác.”

Bài học của câu chuyện: hãy đặt câu hỏi và lắng nghe. Đừng cho rằng điều quan trọng đối với bạn cũng là quan trọng đối với khách hàng của bạn.

Việc bán hàng thành công không phải là bán những gì bạn muốn mà đó là việc làm sao bạn có thể phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Xuất phát từ một dịch vụ tận tình của bạn sẽ giúp tăng doanh thu, phát triển khách hàng trung thành và tăng sự giới thiệu sản phẩm của bạn với mọi người.

Hãy luôn ghi nhớ ba yếu tố của SEA (Chân thành, Đạo đức, Đặt câu hỏi), bạn có thể dễ dàng và không phải nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới, những người mua sẽ muốn làm ăn với bạn ngay bây giờ và duy trì mối quan hệ trong tương lai. Bán dịch vụ, sản phẩm hoặc ý tưởng của bạn là mang lại lợi ích thực sự cho tất cả mọi người mua, đó là việc xây dựng các mối quan hệ các bên cùng có lợi.

 

https://www.forbes.com/sites/womensmedia/2011/08/22/3-powerful-skills-you-must-have-to-succeed-in-sales/#7b60743825f8

 

10 Phẩm Chất Hàng Đầu Dành Cho Một Nhân Viên Kinh Doanh Tuyệt Vời

Nhóm ngành kinh doanh bao gồm một loạt các ngành, chẳng hạn như tài chính, tiếp thị, kinh doanh, … Để thành công trong bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào, tuy nhiên, người ta phải sở hữu những phẩm chất nhất định tách biệt tốt nhất trong kinh doanh khỏi tầm thường. Một số nhà lãnh đạo kinh doanh hàng đầu về chất lượng phải có những điều sau đây:

Kỹ năng lãnh đạo (đối với nhà lãnh đạo kinh doanh)

Để thành công trong kinh doanh, bạn cần kỹ năng lãnh đạo xuất sắc. Bạn sẽ có thể chỉ huy một phòng và truyền cảm hứng cho một nhóm cộng sự để thực hiện tốt nhất các dự án mà họ đang đảm nhận.

Không ngại chấp nhận rủi ro

Một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp phải là một người có tinh thần kinh doanh và không sợ mạo hiểm, nhằm đạt được kết quả tối ưu trong công việc và cải thiện doanh thu của toàn hệ thống doanh nghiệp.

Tinh thần cạnh tranh

Cảm giác cạnh tranh giúp thúc đẩy động lực nhân viên kinh doanh phấn đấu đạt đến thành tựu xứng đáng trong ngành. Mong muốn làm tốt hơn các tổ chức tương tự khác có thể khẳng định được bước tiến của bạn trên con đường sự nghiệp của chính mình.

Tri thức rộng mở

Có kiến thức đủ sâu và hiểu thấu đáo về thế giới kinh doanh, cũng như về công nghệ, kinh tế, chính trị, lịch sử và các vấn đề khác, là tiêu chí quan trọng đối với các nhân viên kinh doanh. Trí tuệ giúp nuôi dưỡng một viễn cảnh toàn cầu và kích thích sự sáng tạo ở bản thân, từ đó mang lại nguồn lợi lớn cho chuỗi kinh doanh – bán hàng của doanh nghiệp trên thị trường.

Năng nổ trong việc tham gia bày tỏ sáng kiến

Sáng kiến ​​là mấu chốt trong kinh doanh, vì nó liên tục thúc đẩy tinh thần của mọi người, nhằm làm việc chăm chỉ hơn, tìm hiểu thêm và thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ và dự án công việc được giao.

Kỹ năng giao tiếp vững chắc

Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời là rất cần thiết, vì không có giao dịch kinh doanh nào lại không cần đến nó. Đã là một nhân viên chuyên về phân khúc bán hàng, thì bạn phải có khả năng giao tiếp hiệu quả bằng văn bản và bằng lời nói để đảm bảo mức hiệu quả tối đa trong bất kỳ hợp đồng thương lượng nào.

Tham vọng

Các nhân viên đạt được nhiều thành công thường là những người có tham vọng không ngừng trong công việc. Họ có những mục tiêu cao cả và làm bất cứ điều gì (trong giới hạn pháp lý) để đạt được những mục tiêu đó.

Đáng tin cậy

Những chuyên gia làm trong lĩnh vực kinh doanh phải là người có phẩm chất tuyệt vời và đáng tin cậy. Họ là những người luôn có những đóng góp tích cực và sẵn sàng hoàn thành công việc theo đúng hạn đã được đề ra.

Tính toàn vẹn cá nhân và chuyên nghiệp

Tính toàn vẹn là tiêu chí để đảm bảo rằng các giao dịch kinh doanh được thực hiện với việc cân bằng toàn vẹn giữa đạo đức và lợi ích. Họ luôn làm việc với một thái độ nghiêm túc, chuyên nghiệp, công bằng và có trách nhiệm.

Có cá tính riêng

Một nhân viên giỏi là một người có cá tính riêng biệt. Các đồng nghiệp, cấp trên và cấp dưới sẽ luôn tôn trọng họ và thích làm việc với họ. Họ có thể tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp và sử dụng chúng để giúp thúc đẩy công việc kinh doanh – bán hàng diễn ra thật hiệu quả.